Thế giới

IMF: Trung Quốc sẽ là nguồn tăng trưởng hàng đầu thế giới trong 5 năm tới

ClockThứ Ba, 18/04/2023 10:00
TTH.VN - Theo nhận định của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Trung Quốc sẽ là quốc gia đóng góp hàng đầu cho tăng trưởng toàn cầu trong 5 năm tới, với tỷ trọng cao gấp đôi của Mỹ.

Trung Quốc là động lực quan trọng cho sự phục hồi toàn cầu trong Quý 2/2023Trung Quốc và ASEAN cam kết tăng cường quan hệ

leftcenterrightdel
Đến năm 2028, Trung Quốc được dự báo sẽ là nguồn tăng trưởng hàng đầu thế giới. Ảnh: AFP/CafeF 

Sử dụng dữ liệu được IMF công bố trong Triển vọng Kinh tế Thế giới vào tuần trước, những phân tích của Bloomberg cho thấy đến năm 2028, phần gia tăng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu của quốc gia này dự kiến sẽ chiếm 22,6% tổng tăng trưởng thế giới. Tiếp theo ngay sau Trung Quốc là Ấn Độ, với 12,9%, trong khi Mỹ sẽ đóng góp 11,3% cho tổng tăng trưởng toàn cầu.

IMF dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng khoảng 3% trong nửa thập kỷ tới khi lãi suất tăng cao gây ảnh hưởng. Với dự báo đó, triển vọng trong 5 năm tới là yếu nhất trong hơn 3 thập kỷ, khiến IMF phải lên tiếng kêu gọi các quốc gia tránh phân mảnh kinh tế do căng thẳng địa chính trị gây ra và thực hiện các bước để tăng năng suất.

Tổng cộng, 75% tăng trưởng toàn cầu dự kiến sẽ tập trung ở 20 quốc gia và hơn một nửa nằm ở các nước top 4, bao gồm  Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Indonesia. Mặc dù Nhóm 7 quốc gia có nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) sẽ chiếm phần tăng trưởng nhỏ hơn, nhưng Đức, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Pháp được coi là các nước nằm trong top 10 quốc gia đóng góp hàng đầu cho tăng trưởng toàn cầu.

Trong khi đó, đến năm 2028, Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRIC) gồm Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc dự kiến sẽ đóng góp gần 40% vào tăng trưởng của thế giới.

Bốn quốc gia này đã thành lập diễn đàn BRIC – tên gọi do ông Jim O'Neill, cựu kinh tế trưởng của Tập đoàn Goldman Sachs đặt ra vào năm 2009 và khối này trở thành BRICS một năm sau đó khi Nam Phi – hiện là nền kinh tế nhỏ nhất trong nhóm, được thừa nhận.

Sự tăng trưởng của Nam Phi được cho là yếu trong 5 năm tới, thêm khoảng 0,5% vào tổng tăng trưởng toàn cầu.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất

Cuối năm âm lịch, nhu cầu vốn của người dân, doanh nghiệp tăng cao. Vì thế, để đáp ứng nguồn vốn cho thị trường, nhiều ngân hàng đã điều chỉnh tăng lãi suất huy động.

Ngân hàng “chạy đua” tăng lãi suất
2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng

Năm 2024 chứng kiến bước thụt lùi của các mục tiêu tiếp cận năng lượng. Báo cáo Theo dõi SDG7 (Mục tiêu Phát triển bền vững thứ 7 về phát triển năng lượng sạch với chi phí hợp lý) cho thấy, lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, khả năng tiếp cận điện không theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

2025 - thời điểm đưa các mục tiêu năng lượng toàn cầu trở lại đúng hướng
Return to top