Thế giới

IMF nâng dự báo và cảnh báo những rủi ro đối với kinh tế châu Á

ClockThứ Tư, 03/05/2023 09:15
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 2/5 đã nâng dự báo kinh tế châu Á trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc góp phần củng cố tăng trưởng, song cảnh báo rủi ro từ lạm phát dai dẳng và biến động thị trường toàn cầu do những căng thẳng trong lĩnh vực ngân hàng ở Mỹ và châu Âu.

IMF: Châu Á sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn từ nhiều “cơn gió ngược”IMF tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng của châu ÁIMF hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

leftcenterrightdel
 Cảng hàng hóa ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo IMF, việc nền kinh tế Trung Quốc mở cửa trở lại sẽ là nhân tố chính ảnh hưởng đến kinh tế châu Á, nhất là đối với tiêu dùng và nhu cầu của ngành dịch vụ. Báo cáo triển vọng kinh tế khu vực của IMF cho biết: “Châu Á và Thái Bình Dương sẽ là khu vực năng động nhất trong các khu vực lớn trên thế giới vào năm 2023, chủ yếu được thúc đẩy bởi triển vọng lạc quan của kinh tế Trung Quốc và Ấn Độ... Giống như phần còn lại của thế giới, nhu cầu nội địa dự kiến sẽ vẫn là động lực tăng trưởng lớn nhất trên khắp châu Á trong năm 2023".

IMF dự báo nền kinh tế châu Á sẽ tăng trưởng 4,6% trong năm 2023, cao hơn 0,3% so với dự báo đưa ra hồi tháng 10/2022, đóng góp khoảng 70% vào tăng trưởng toàn cầu. Năm ngoái, kinh tế châu Á đã tăng trưởng 3,8%. Báo cáo IMF cũng cho biết Trung Quốc và Ấn Độ sẽ là những động lực chính, với mức tăng trưởng lần lượt là 5,2% và 5,9%. Trong khi, tăng trưởng ở phần còn lại của châu Á được IMF dự đoán sẽ chạm đáy trong năm nay.

Tuy nhiên, IMF lại cắt giảm dự báo tăng trưởng của châu Á trong năm tới 0,2 điểm phần trăm xuống còn 4,4% và cảnh báo những rủi ro đối với triển vọng kinh tế như lạm phát cao hơn dự kiến, nhu cầu toàn cầu chậm lại cũng như tác động của những căng thẳng trong ngành ngân hàng Mỹ và châu Âu .

IMF lưu ý mặc dù tác động đối với khu vực châu Á từ những căng thẳng trong lĩnh vực tài chính của Mỹ và châu Âu cho đến nay đã được kiềm chế tương đối, song châu Á vẫn dễ bị tổn thương trước các điều kiện tài chính thắt chặt và việc định giá lại tài sản một cách đột ngột và thiếu trật tự. Báo cáo của IMF cũng cho biết, trong khi nền kinh tế châu Á có nguồn vốn và thanh khoản mạnh để chống lại các cú sốc của thị trường, các doanh nghiệp và hộ gia đình lại phải đối mặt với chi phí cho vay tăng cao.

IMF kêu gọi các ngân hàng trung ương ở châu Á, ngoại trừ Nhật Bản và Trung Quốc, thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm lạm phát, vốn có thể vẫn ở mức cao một phần do nhu cầu nội địa lớn. IMF cho rằng việc không đưa lạm phát về mức mục tiêu có thể sẽ khiến kinh tế châu Á phải trả giá lớn hơn so với những lợi ích có được từ việc nới lỏng chính sách tiền tệ.

IMF cũng cảnh báo, mặc dù Trung Quốc sẽ là động lực chính cho sự tăng trưởng của khu vực, song ngành bất động sản của nước này vẫn tạo ra rủi ro mà các nhà hoạch định chính sách cần phải giải quyết để đảm bảo sự phục hồi đồng đều trong lĩnh vực này. Theo Phó Giám đốc phụ trách châu Á và Thái Bình Dương của IMF Thomas Helbling, những động thái gần đây của Chính phủ Trung Quốc nhằm nới lỏng chính sách tài chính cho các công ty xây dựng phần lớn đã mang lại lợi ích cho các công ty lớn. Tuy nhiên, các công ty xây dựng nhỏ ở các khu vực của Trung Quốc vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi.

Theo TTXVN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò, vị thế mới của kinh tế tư nhân

Khu vực kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VI tháng 12/1986 và ngày càng khẳng định vai trò, vị trí trong nhiều nghị quyết, định hướng của Đảng. Quan điểm, chủ trương nhất quán, đúng đắn và xuyên suốt của Đảng, Nhà nước coi kinh tế tư nhân là nền tảng, đã thúc đẩy kinh tế tư nhân vươn lên mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào thành tựu chung của đất nước suốt chặng đường 40 năm đổi mới.

Vai trò, vị thế mới của kinh tế tư nhân
Giữa bối cảnh bất ổn, châu Á có nhiều cơ hội trong đầu tư tác động

Trong một môi trường chính trị phân cực, đầu tư tác động - chiến lược đầu tư không chỉ tạo ra lợi nhuận tài chính mà còn tạo ra tác động tích cực tới xã hội hoặc môi trường - đang nổi lên như một chiến lược quan trọng để đối phó với biến đổi khí hậu, bất bình đẳng xã hội và đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tăng trưởng bền vững.

Giữa bối cảnh bất ổn, châu Á có nhiều cơ hội trong đầu tư tác động
Gỡ rào cản để kinh tế tư nhân ‘tăng tốc’

Cộng đồng doanh nghiệp, trong đó phần lớn doanh nghiệp tư nhân mong mỏi các điểm nghẽn “thể chế” sẽ được nhanh chóng tháo nút; cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, xóa bỏ mọi rào cản, trở lực đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Gỡ rào cản để kinh tế tư nhân ‘tăng tốc’
Khơi thông nguồn lực tăng trưởng mới

Khai thác tối đa các lợi thế cạnh tranh, kết hợp giữa thúc đẩy công nghiệp, dịch vụ và nông nghiệp với việc triển khai nhanh các dự án hạ tầng phụ trợ sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế Huế phát triển toàn diện

Khơi thông nguồn lực tăng trưởng mới
Return to top