Thế giới

IMF hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

ClockThứ Bảy, 30/07/2022 09:08
TTH.VN - Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa hạ dự báo tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong năm nay xuống còn 4,2%, thấp hơn 0,7% so với dự kiến đưa ra hồi tháng 4 và cũng thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 6,5% của khu vực đạt được trong năm 2021.

IMF: Triển vọng nền kinh tế toàn cầu ngày càng ảm đạmIMF cảnh báo sẽ một lần nữa cắt giảm dự báo tăng trưởng toàn cầuGiám đốc IMF: Không thể loại trừ khả năng xảy ra suy thoái toàn cầuIMF duy trì dự báo triển vọng tăng trưởng kinh tế Hàn Quốc năm 2022IMF cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Tăng trưởng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương dự kiến sẽ giảm trong cả năm 2022 và 2023. Ảnh minh họa: Xinhua/VTV news

Thêm vào đó, Quỹ IMF cũng cắt giảm dự báo tăng trưởng của khu vực trong năm 2023 xuống còn 4,6%, giảm 0,5%.

Phần lớn sự sụt giảm này phản ánh sự lan tỏa liên tục trong ảnh hưởng của các cú sốc và khủng hoảng hiện đang tồn tại, bao gồm xung đột giữa Nga và Ukraine, suy thoái kinh tế của Trung Quốc và lãi suất toàn cầu tăng.

“Những rủi ro mà chúng tôi nêu trong dự báo đưa ra hồi tháng 4 - bao gồm thắt chặt các điều kiện tài chính liên quan đến lãi suất ngân hàng trung ương tăng ở Mỹ và giá hàng hóa cũng liên tục tăng do xung đột Nga - Ukraine đang được “hiện thực hóa””, Krishna Srinivasan, Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khu vực châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ.

Theo IMF, Trung Quốc được dự đoán sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng kinh tế 3,3%, giảm so với mức dự đoán 4,4% đưa ra hồi tháng 4. Quỹ IMF dự kiến, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ ghi nhận mức tăng trưởng 4,6% trong năm 2023 tới, giảm 0,5% do tác động của đại dịch COVID-19 và sự sụt giảm trong bất động sản.

Ngoài ra, Quỹ IMF cũng cảnh báo sẽ có những tác động lan tỏa lớn hơn đối với các đối tác thương mại trong khu vực.

Cụ thể, Nhật Bản và Hàn Quốc, hai nền kinh tế lớn nhất của khu vực tích hợp chặt chẽ với chuỗi cung ứng toàn cầu và Trung Quốc cũng sẽ chứng kiến mức độ tăng trưởng chậm lại do nhu cầu bên ngoài yếu hơn cũng như sự gián đoạn của chuỗi cung ứng.

Trong khi tăng trưởng đang suy yếu, áp lực lạm phát ở châu Á đang gia tăng, do chi phí lương thực và nhiên liệu tăng trên toàn cầu gây nên bởi chiến tranh và các lệnh trừng phạt liên quan.

Tuy nhiên, Quỹ IMF vẫn lưu ý rằng, có một số dấu hiệu về sự phục hồi hoạt động kinh tế trong khu vực, khi một vài hạn chế của đại dịch đối với khả năng đi lại đang dần được nới lỏng. Điều này được thể hiện rõ nhất khi khả năng phục hồi của ngành sản xuất và sự phục hồi trong ngành du lịch đang hỗ trợ tiến trình phục hồi dần dần của toàn nền kinh tế Malaysia, Thái Lan và các quốc đảo ở Thái Bình Dương.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia

Ghi nhận khảo sát trong thời gian gần đây cho thấy, du khách Ấn Độ đang có nhu cầu du lịch ngày càng cao. Điều này thể hiện rõ khi nhiều người rất háo hức trải nghiệm du thuyền Disney Adventure của Disney Cruise Line, lần đầu tiên có mặt tại châu Á tại Singapore và mong muốn tàu khởi hành sớm hơn so với dự kiến vào tháng 12/2025. Thậm chí, một số gia đình đã lên kế hoạch du lịch đến những nước châu Á khác như Nhật Bản trong thời gian chờ đợi tàu khởi hành.

Ấn Độ là dòng khách tiềm năng cho nhiều quốc gia
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương
Return to top