Thế giới

ILO: Đại dịch ảnh hưởng đến thị trường việc làm nghiêm trọng hơn dự kiến

ClockThứ Năm, 28/10/2021 15:43
TTH.VN - Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) về tác động của đại dịch COVID-19 đối với thị trường lao động cho thấy sự phục hồi toàn cầu đang đình trệ và có sự chênh lệch đáng kể giữa các nền kinh tế tiên tiến và các nền kinh tế đang phát triển.

ILO: 4,1 tỷ người trên thế giới vẫn chưa được tiếp cận với an sinh xã hộiILO: Mức tổn thất thời giờ làm việc của ASEAN tăng vào cuối năm 2021COVID-19: Gần 1/2 lực lượng lao động toàn cầu có nguy cơ mất đi sinh kếILO: Đại dịch sẽ lấy đi 6,7% số giờ làm việc trên toàn thế giới trong quý II

Đại dịch ảnh hưởng đến việc làm của người lao động. Ảnh: Nhandan

Theo ILO, số giờ làm việc bị mất đi trong năm 2021 do các biện pháp phong toả và hạn chế vì đại dịch COVID-19 sẽ cao hơn đáng kể so với ước tính trước đây, do sự phục hồi không đồng đều giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển đe dọa nền kinh tế toàn cầu nói chung.

ILO hiện đang dự đoán rằng số giờ làm việc trên toàn cầu vào năm 2021 sẽ thấp hơn 4,3% so với mức trước đại dịch (quý IV/2019), tương đương với 125 triệu công việc toàn thời gian, cao hơn đáng kể so với con số dự báo khoảng 3,5% hoặc 100 triệu việc làm toàn thời gian bị mất đi mà ILO đưa ra hồi tháng 6.

Ấn bản của ILO Monitor: “COVID-19 và thế giới việc làm”, cảnh báo rằng nếu không có hỗ trợ tài chính và kỹ thuật cụ thể, “sự khác biệt lớn” trong xu hướng khôi phục việc làm giữa các nước phát triển và đang phát triển sẽ vẫn tồn tại.

Trong quý III/2021, tổng số giờ làm việc ở các nước thu nhập cao ước tính thấp hơn 3,6% so với quý IV/2019. Ngược lại, khoảng cách này ở các nước thu nhập thấp là 5,7% và ở các nước thu nhập trung bình thấp hơn là 7,3%.

Từ góc độ khu vực, châu Âu và Trung Á có mức tổn thất giờ làm việc ít nhất so với mức trước đại dịch (chỉ 2,5%). Tiếp theo là châu Á - Thái Bình Dương với 4,6%. Châu Mỹ, châu Phi và các nước Ả Rập lần lượt giảm 5,4%, 5,6% và 6,5%.

Vaccine và kích thích tài chính

Theo phân tích của ILO, sự phân kỳ lớn này chủ yếu là do những khác biệt trong việc triển khai tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 và các gói kích thích tài chính.

Các ước tính chỉ ra rằng cứ 14 người được tiêm chủng đầy đủ trong quý II năm nay sẽ tương đương với việc có thêm một công việc toàn thời gian được bổ sung vào thị trường lao động toàn cầu. Điều này đã thúc đẩy đáng kể sự phục hồi.

Trong trường hợp nếu không có vaccine thì tổn thất số giờ làm việc trên toàn cầu sẽ ở mức 6,0% trong quý II/2021, thay vì 4,8% như thực tế được ghi nhận.

Tuy nhiên, việc triển khai tiêm chủng không đồng đều khiến hiệu quả tích cực đạt được ở mức cao nhất tại các nước thu nhập cao, không đáng kể ở các nước thu nhập trung bình thấp và gần như bằng không ở các nước thu nhập thấp.

Sự mất cân bằng này có thể được giải quyết nhanh chóng và hiệu quả thông qua sự đoàn kết hơn nữa về vaccine trên toàn cầu. ILO ước tính rằng nếu các quốc gia có thu nhập thấp được tiếp cận công bằng hơn với vaccine, thì khoảng cách trong việc phục hồi theo giờ làm việc so với các nền kinh tế giàu có hơn sẽ được thu hẹp đáng kể.

Ngoài ra, các gói kích thích tài khóa vẫn tiếp tục là yếu tố chính trong quỹ đạo phục hồi. Tuy nhiên, khoảng cách kích thích tài khóa vẫn chưa được khắc phục, với khoảng 86% các biện pháp kích thích toàn cầu tập trung ở các nước có thu nhập cao. Các ước tính cho thấy trung bình, việc tăng kích thích tài khóa 1% GDP hàng năm đã làm tăng số giờ làm việc hàng năm thêm 0,3 điểm phần trăm so với quý IV/2019.

Khoảng cách năng suất 

Cuộc khủng hoảng COVID-19 cũng đã tác động đến năng suất, người lao động và doanh nghiệp theo những cách dẫn đến sự chênh lệch lớn hơn. Khoảng cách năng suất giữa các nước tiên tiến và đang phát triển được dự báo sẽ tăng từ 17,5: 1 lên 18: 1 theo giá trị thực, mức cao nhất được ghi nhận kể từ năm 2005.

Tổng giám đốc ILO Guy Ryder cho biết: “Quỹ đạo hiện tại của thị trường lao động là sự phục hồi bị đình trệ, với những rủi ro suy giảm lớn xuất hiện và sự khác biệt lớn giữa các nền kinh tế phát triển và đang phát triển”. Đáng chú ý, khả năng phân phối vaccine và tài chính không đồng đều đang thúc đẩy những xu hướng này và cả hai đều cần phải được giải quyết khẩn cấp.

Trong tình hình đó, ILO bắt đầu hành động. Tháng 6 năm ngoái, Hội nghị Lao động Quốc tế đã thông qua Kêu gọi Hành động Toàn cầu về phục hồi COVID-19 lấy con người làm trung tâm, một lộ trình mà các quốc gia đảm bảo rằng sự phục hồi kinh tế và xã hội của họ sau cuộc khủng hoảng là hoàn toàn bao trùm, bền vững và có khả năng phục hồi.

Tố Quyên (Lược dịch từ ILO)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng lại tiếp tục tăng

Lúc 15h ngày 9/1 là thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu trong nước theo chu kỳ của Liên Bộ Tài chính - Công thương. Trong phiên điều chỉnh lần này, giá xăng RON95 lại tăng lên hơn 21.000 đồng/lít. Đây là lần tăng thứ 2 liên tiếp của giá xăng trong năm 2025.

Giá xăng lại tiếp tục tăng
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu thế việc làm trong thời kỳ số

Cán cân giữa lao động chính thức và phi chính thức đang có sự dịch chuyển không chỉ phạm vi cả nước mà ngay ở địa phương. Nhất là khi có nhiều ngành nghề mới hình thành trong thời đại công nghệ số, người lao động càng phải chủ động, thích ứng, tự học để duy trì công việc và thu nhập ổn định.

Xu thế việc làm trong thời kỳ số
Phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2025 đạt 14.000 tỷ đồng

Ngày 6/1, Sở Tài chính tổ chức hội nghị tổng kết công tác tài chính, ngân sách, giá cả năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Nguyễn Quang Tuấn, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố; Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND thành phố.

Phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2025 đạt 14 000 tỷ đồng
Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới

Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới
Return to top