Thế giới
Chính thức mở cửa Học viện WHO tại Pháp:

Hiện thực hóa tầm nhìn về sức khỏe toàn cầu

ClockThứ Năm, 19/12/2024 14:56
TTH.VN - Hãng Thông tấn The Jakarta Post ngày 19/12 đưa tin, Học viện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại thành phố Lyon, Pháp vừa chính thức mở cửa. Học viện sẽ góp phần đào tạo lực lượng lao động y tế tốt hơn trên toàn thế giới, thông qua chương trình đào tạo trọn đời mạnh mẽ nhất từng được thiết kế trong lĩnh vực y tế công cộng.

Philippines thiếu 190.000 nhân viên y tếTriển khai thêm nhiều nhân viên y tế sẽ tăng tỷ lệ đăng ký khai sinhWHO: 55 quốc gia đối mặt với cảnh thiếu nhân viên y tế

 Nhân viên y tế di chuyển bệnh nhân tại một bệnh viện ở Pháp. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Theo WHO, thông qua các khóa đào tạo được cung cấp tại Lyon và mọi nơi trên thế giới trên nền tảng trực tuyến của Học viện, các chuyên gia y tế, các nhà hoạch định chính sách và lực lượng lao động của WHO sẽ được cung cấp những kỹ năng và năng lực quan trọng, cũng như kiến thức và kinh nghiệm mới nhất về lĩnh vực y tế công cộng.

Nhờ vào các mối quan hệ đối tác được xây dựng với các viện nghiên cứu và học thuật tốt nhất về y tế công cộng trên toàn cầu, Học viện WHO hướng đến việc giải quyết các điểm yếu đã được xác định trong các hệ thống y tế trên thế giới.

Đầu tiên trong số đó là tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế và chăm sóc ngày càng gia tăng trên toàn cầu, dự báo sẽ chạm mức 10 triệu nhân viên đến năm 2030. Bên cạnh đó là khoảng cách ngày càng lớn về khả năng tiếp cận các nghiên cứu và những đổi mới sáng tạo mới nhất. Phần lớn sự thiếu hụt này sẽ xảy ra ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, đặc biệt là ở khu vực châu Phi.

Với mục tiêu xây dựng và chia sẻ sự tiếp cận đối với những công nghệ tiên tiến nhất cho lĩnh vực y tế và chăm sóc, cũng như nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực y tế, bao gồm cả công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), Học viện WHO sẽ giúp bổ sung năng lực và hiệu quả trực tiếp cho các hệ thống y tế.

Đáng chú ý, với khuôn viên hiện đại mới, Học viện WHO trải dài trên diện tích 11.000 mét vuông và bao gồm: 22 phòng đào tạo, 2 phòng học từ xa, 1 trung tâm mô phỏng, 1 trung tâm điều hành khẩn cấp, 1 phòng thu, 1 khán phòng hiện đại và 1 thư viện.

Học viện cũng có một nền tảng học tập trực tuyến, cung cấp các khóa học miễn phí, tiên tiến về các chủ đề sức khỏe ưu tiên, đảm bảo các chuyên gia trên toàn cầu có thể tiếp cận chương trình đào tạo chất lượng cao, bất kể họ ở đâu.

Phát biểu tại buổi lễ khai trương, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhận định: “Chúng tôi có thể tự hào mở cửa tại thành phố Lyon cánh cửa của một tổ chức toàn cầu mới, nơi sẽ mang đến những điều tốt nhất về đào tạo và đổi mới y tế cho thế giới. Những phát triển công nghệ và AI mới nhất sẽ rất mạnh mẽ để giúp hoạt động chăm sóc sức khỏe dễ tiếp cận hơn ở mọi nơi. Khoản đầu tư này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả chúng ta, vì những nhân viên y tế được đào tạo tốt hơn sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng để làm cho thế giới trở nên an toàn hơn, bao gồm cả việc ngăn ngừa và ứng phó với các đại dịch trong tương lai”.

Về phần mình, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Học viện WHO sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi, một trung tâm học tập sức khỏe toàn cầu đầu tiên, trang bị cho những người làm công tác chăm sóc sức khỏe và y tế, những nhà hoạch định chính sách và lực lượng lao động toàn cầu những năng lực và kỹ năng cần thiết để chuyển đổi các hệ thống y tế và cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho tất cả mọi người”.

Tình trạng thiếu hụt nhân viên chăm sóc sức khỏe là một trong những thách thức lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu. Tình trạng này khiến hàng triệu người không được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu, chẳng hạn như tiêm chủng, chăm sóc bà mẹ, điều trị các bệnh truyền nhiễm,…

Thông qua Học viện WHO, hàng nghìn chuyên gia y tế sẽ được đào tạo mỗi năm. Đến năm 2028, Học viện đặt mục tiêu đào tạo 3 triệu nhân viên chăm sóc sức khỏe, bao gồm y tá, bác sĩ lâm sàng và nữ hộ sinh, cùng với 900 người ra quyết định cấp cao và 13.000 nhà quản lý y tế công cộng. Học viện WHO sẽ triển khai 50 - 80 khóa đào tạo hàng năm trong giai đoạn 2025 - 2028, và dự kiến đạt tổng cộng khoảng 260 khóa đào tạo mới đến năm 2028.

Học viện WHO cho thấy cho một bước tiến mạnh mẽ trong việc thu hẹp khoảng cách lực lượng lao động y tế toàn cầu. Bằng cách cung cấp các khóa học chất lượng cao, giáo dục và đào tạo dễ tiếp cận cho các chuyên gia y tế trên toàn thế giới, Học viện sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc củng cố các hệ thống y tế, cải thiện việc cung cấp dịch vụ và thúc đẩy sự công bằng trong lĩnh vực y tế.

LÊ THẢO (Lược dịch từ WHO & The Jakarta Post)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tận dụng thế mạnh của thỏa thuận thương mại:
Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao

Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhận chức tại Washington vào tháng 1/2025, các nước có thể sẽ nhìn thấy thuế quan của Mỹ được áp dụng cho phần còn lại của thế giới, gồm 60% đối với Trung Quốc và ít nhất 10% đối với các quốc gia khác.

Hướng đi mới trong thế giới có thuế quan cao
Chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm:
Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 7/10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời sân bay Orly, thủ đô Paris lên đường về nước kết thúc tốt đẹp các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 3/10 -7/10/20024, theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam, Pháp
Return to top