Thế giới

WHO: 55 quốc gia đối mặt với cảnh thiếu nhân viên y tế

ClockThứ Năm, 16/03/2023 14:42
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây cho biết, không dưới 55 quốc gia đang phải vật lộn với tình trạng thiếu nhân viên y tế nghiêm trọng, trong bối cảnh các nhân viên đang tiếp tục tìm kiếm cơ hội được trả lương cao hơn ở các quốc gia giàu có – các nước và đang tăng cường nỗ lực tuyển dụng họ khi đại dịch COVID-19 đạt đỉnh điểm.

WHO nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết về tăng cường hệ thống y tếWHO cảnh báo về thảm họa y tế sau động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và SyriaWHO: Cần chuẩn bị, dù nguy cơ đối với con người từ cúm H5N1 vẫn còn thấpWHO cảnh báo nạn nhân động đất có thể lên 20.000 người, các nước đua cứu trợWHO kêu gọi hành động trên toàn cầu để bảo vệ trẻ em khỏi thuốc bị nhiễm độc

leftcenterrightdel
 Nhiều nước đang đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên y tế vì di cư và lực lượng y tế muốn tìm đến thị trường được trả lương cao hơn. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN/Vietnam+

Theo tổ chức WHO, các quốc gia châu Phi đã và đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi vấn đề này, với 37 quốc gia trên lục địa đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên y tế, đe doạ cơ hội các nước nói riêng và khu vực nói chung đạt được mục tiêu dịch vụ chăm sóc sức khoẻ toàn cầu vào năm 2030 – một cam kết chính của các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG) của Liên Hiệp quốc.

Động lực tuyển dụng

Tiến sĩ Jim Campbell, Giám đốc chịu trách nhiệm về chính sách nhân viên y tế tại WHO cho biết: “Ở châu Phi, nền kinh tế rất sôi động đang tạo ra nhiều cơ hội mới”.

Các quốc gia vùng Vịnh có truyền thống phụ thuộc vào nhân sự quốc tế và sau đó, một số quốc gia có thu nhập cao của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã thực sự đẩy nhanh việc tuyển dụng để đối phó với đại dịch và thiệt hại về người và của, số ca nhiễm, sự vắng mặt của người lao động trong thời kỳ đại dịch.

Để giúp các quốc gia bảo vệ hệ thống chăm sóc sức khoẻ dễ bị tổn thương, WHO đã ban hành danh sách cập nhật về bảo vệ và hỗ trợ lực lượng lao động y tế, trong đó nhấn mạnh đến các quốc gia có số lượng nhân viên chăm sóc sức khoẻ có trình độ thấp.

“Các quốc gia này yêu cầu hỗ trợ ưu tiên để phát triển lực lượng lao động y tế và tăng cường hệ thống y tế, cùng với các biện pháp bảo vệ bổ sung nhằm hạn chế tuyển dụng quốc tế qus mức”, WHO nhấn mạnh.

Lời kêu gọi của Tổng Thư ký Tedros Adhanom Ghebreyesus

Ủng hộ lời kêu gọi chăm sóc sức khoẻ toàn dân cho tất cả các quốc gia, phù hợp với các Mục tiêu Phát triển Bền vững, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi tất cả các quốc gia “tôn trọng các điều khoản” trong danh sách hỗ trợ, cũng như bảo vệ lực lượng lao động làm việc trong ngành y tế của WHO”.

Nhân viên là xương sống của mọi hệ thống y tế. Tuy nhiên, 55 quốc gia có hệ thống y tế yếu nhất thế giới hiện không có đủ người và nhiều nước đang mất nhân viên do di cư quốc tế, ông Tedros khẳng định.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
COP29: WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu

Ngay trước thềm Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lên tiếng kêu gọi chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, đồng thời ủng hộ sự thích ứng và phục hồi lấy con người làm trung tâm.

COP29 

WHO yêu cầu đưa vấn đề sức khỏe vào các cuộc đàm phán về khí hậu
Return to top