Thế giới

Hành động để gia tăng sự hiện diện của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế xanh

ClockThứ Sáu, 20/12/2024 06:17
TTH - Theo khảo sát, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) ở Đông Nam Á đóng góp gần một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của khu vực và sử dụng 85% lực lượng lao động. Tuy nhiên, sự tham gia của các doanh nghiệp này vào nền kinh tế xanh vẫn còn hạn chế.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế sốCơ hội mới từ điện mặt trờiKinh tế xanh Huế – nâng cao nhận thức doanh nghiệp, người dân

 Phát triển nền kinh tế xanh cần đảm bảo lợi ích cho tất cả mọi người. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam

Cụ thể, kết quả của một khảo sát gần đây chỉ ra rằng khi được hỏi, 8/10 doanh nghiệp vừa và nhỏ cho biết họ đã mất cơ hội kinh doanh do các chính sách phát thải nghiệm ngặt của khách hàng và nhà cung cấp.

Trong trường hợp cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ không được tham gia vào các cuộc thảo luận về khí hậu, động lực kinh tế của Đông Nam Á có thể bị chững lại.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng như những doanh nghiệp hạn chế về nguồn lực, năng lực và chuyên môn, hành trình hướng tới tính bền vững có thể nói là rất phức tạp.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp SME đang phải đối mặt với thách thức và nhu cầu về phát triển bền vững mới, đào tạo và tài chính sẽ là những ưu tiên hàng đầu.

Được biết, một số sáng kiến về đào tạo đã được triển khai, đơn cử như Chương trình Phát triển Bền vững Doanh nghiệp của Enterprise Singapore (EnterpriseSG). Trong đó chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp Singapore, đặc biệt là các doanh nghiệp SME trong hành trình phát triển bền vững với nhiều khóa học để kích thích kế hoạch phát triển và tăng trưởng trong tương lai…

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tận dụng nguồn tài nguyên phong phú này để tìm hiểu sâu về những thay đổi trong nhu cầu kinh doanh và quy định liên quan đến nền kinh tế xanh, từ đó điều hướng hành động để bảo vệ vị thế của mình trên thị trường.

Một vấn đề khác cũng cần lưu tâm là mặc dù hiện nay có nhiều lựa chọn đào tạo, song khả năng tiếp cận nguồn tài chính của các doanh nghiệp SME muốn đầu tư vào các sáng kiến phát triển bền vững vẫn còn hạn chế đáng kể.

Nhiều doanh nghiệp SME vẫn gặp khó khăn về đảm bảo nguồn vốn cần thiết để triển khai các giải pháp xanh. Do đó, các tổ chức tài chính cần tăng cường tài trợ cung ứng thương mại và nhiều hình thức tài trợ khác cho các doanh nghiệp SME muốn thực hiện các hành động bền vững.

Cùng lúc, chính phủ cũng đóng vai trò quan trọng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào hành động ứng phó với biến đổi khí hậu. Các chính sách, chương trình tài trợ và sáng kiến xây dựng năng lực nên được thiết kế phù hợp cho cả doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp SME.

Các chuyên gia nhận xét, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy đổi mới và ổn định kinh tế của Đông Nam Á. Thành công của họ là một phần không thể thiếu trong tăng trưởng bền vững của khu vực.

Các cơ quan quản lý và tài chính nên đảm bảo rằng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ này được lên tiếng về các vấn đề quan trọng như phi Carbon hóa. Cùng lúc, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần chủ động hơn trong việc giao tiếp và tham gia vào đối thoại về tính bền vững.

Bằng cách cân bằng sân chơi và đảm bảo cả các tập đoàn đa quốc gia và doanh nghiệp vừa và nhỏ đều được hưởng lợi từ phát triển bền vững, khu vực Đông Nam Á hoàn toàn có thể tạo ra một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ ngay hôm nay và kéo dài trong tương lai.

Hạnh Nhi (Lược dịch từ The Business Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động
Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Dù mới đi vào hoạt động chính thức chưa đầy nửa năm, song với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nay là thành phố Huế (Trung tâm) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Return to top