Thế giới

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

ClockThứ Ba, 19/03/2024 08:37
TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

Hiệp định thương mại tự do EU - ASEAN có thể thành hiện thực bất chấp trở ngạiEVFTA: Cơ hội mới cho thương mại Việt Nam - EU

 Các container hàng hóa tại một cảng biển ở thành phố Duisburg, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trước đó, các cuộc đàm phán thương mại tự do đã bị đình trệ vào năm 2017. Theo Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis, khối này hoan nghênh "sự thay đổi định hướng tích cực" do chính quyền mới của Philippines thực hiện, đồng thời khuyến khích những tiến bộ hơn nữa về nhân quyền và quyền lao động.

Đáng chú ý, Liên minh châu Âu là đối tác thương mại lớn thứ tư của Philippines. Ông Valdis Dombrovskis nói thêm, thương mại hàng hóa đã đạt trị giá 18,4 tỷ euro (tương đương 20 tỷ USD) vào năm 2022, và 4,7 tỷ euro (tương đương 5,1 tỷ USD) về dịch vụ vào năm 2021. Một hiệp định thương mại tự do có thể tăng cường thương mại thêm 6 tỷ euro.

Được biết, EU đang hướng tới những hiệp định thương mại tự do với các quốc gia Đông Nam Á, khối này có hiệp định thương mại tự do với Singapore và Việt Nam, và đang đàm phán với Indonesia và Thái Lan.

EU đang chú ý đến các nguyên liệu thô của Philippines như niken, đồng và crôm mà họ cần cho quá trình chuyển đổi xanh.

Trong khi đó, Ủy viên Thương mại Philippines Alfredo Pascual cho biết, Philippines mong muốn đảm bảo nguồn vốn và kiến thức từ các công ty EU để tham gia nhiều hơn vào các hoạt động chế biến trong nước.

Philippines đã được hưởng lợi từ hệ thống GSP+ miễn thuế của EU dành cho các quốc gia đang phát triển. “Chúng tôi mong muốn có thể tận dụng được các lợi ích của GSP+ và hơn thế nữa”, ông Alfredo Pascual nói thêm.

Philippines hiện được hưởng lợi từ việc miễn thuế vào EU đối với khoảng 2/3 sản phẩm, bao gồm dầu dừa, máy hút bụi, cá ngừ và dứa. Cũng theo Ủy viên Thương mại Philippines, một hiệp định thương mại tự do có thể cho phép xuất khẩu rong biển, thuốc lá, gỗ và cây cảnh.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & CNA)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thu thuế thương mại điện tử 10%” là vi phạm pháp luật về thuế

Theo thông tin từ Cục Thuế thành phố Huế, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện mẫu thông báo có nội dung: “Từ 01/01/2025, cơ quan thuế có quyền truy cập vào mọi tài khoản cá nhân để truy thu thuế thương mại điện tử. Cơ quan thuế sẽ đánh thuế hết tất cả các giao dịch có nội dung chuyển tiền là “mua – bán” để quyết định cưỡng chế, thu hồi thuế.

“Thu thuế thương mại điện tử 10 ” là vi phạm pháp luật về thuế
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại

Ngày 24/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh (Trung tâm) tổ chức đánh giá hoạt động xúc tiến thương mại năm 2024 và phương hướng nhiệm vụ, giải pháp năm 2025.

Xã hội hóa nguồn lực xúc tiến thương mại
Return to top