Thế giới

Đối thoại biển Phát triển biển bền vững: Chia sẻ quan điểm của Việt Nam và EU

ClockThứ Năm, 20/08/2020 15:10
Ngày 19/8, Học viện Ngoại giao cùng Phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Hà Nội và Quỹ Konrad Adenauer Stiftung (KAS) đã tổ chức Đối thoại biển với chủ đề: Phát triển biển bền vững: Chia sẻ quan điểm của Việt Nam và EU.

Việt Nam-ASEAN: 25 năm qua và chặng đường phía trướcKỹ thuật số hóa thương mại Nhật Bản và ASEANTrang trọng Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu tại MozambiqueEVFTA: Cơ hội mới cho thương mại Việt Nam - EU"Việt Nam là thành viên có trách nhiệm và đầy nhiệt huyết"

Vụ trưởng Vụ Châu Âu (Bộ Ngoại giao) Đinh Toàn Thắng phát biểu khai mạc Hội thảo. (Ảnh: Trung Hiếu)

Đối thoại là cơ hội trao đổi quan điểm và thực tiễn phát triển bền vững kinh tế biển và thúc đẩy hợp tác biển giữa Việt Nam và EU. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển là một ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, phù hợp với nội dung của Nghị quyết 36/NQ-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết 26/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững kinh tế biển. Đây cũng là một lĩnh vực ưu tiên trong tài liệu Hành động của EU về Hợp tác An ninh với châu Á, trong đó có Việt Nam.

Khoảng 150 đại biểu đã tham dự sự kiện, trong đó có hơn 20 chuyên gia, học giả EU và các nước thành viên, 20 đại diện đến từ 14 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, gần 100 chuyên gia, đại biểu Việt Nam cùng nhiều phóng viên đến từ hơn 30 hãng thông tấn, truyền hình trong và ngoài nước. Hình thức kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến cho phép các chuyên gia quốc tế tham dự và phát biểu tại Đối thoại.

Hội thảo có 4 phiên chính gồm: Chính sách về phát triển biển bền vững của Việt Nam và EU; Quản lý Môi trường biển; Kinh tế biển xanh bền vững; Các xu thế mới trong các vấn đề liên quan đến biển và tương lai hợp tác biển Việt Nam–EU.

Phát biểu trong phiên khai mạc, ông Đinh Toàn Thắng, Vụ trưởng Vụ Châu Âu, Bộ Ngoại giao chào mừng các đại biểu tham dự hội thảo, xem đây là sự kiện nhiều ý nghĩa sâu sắc trong hàng loạt sự kiện kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam–EU. Ông Đinh Toàn Thắng khẳng định, Chính phủ Việt Nam rất coi trọng hợp tác quốc tế về biển, nhất là với những đối tác có nhiều kinh nghiệm như EU và các nước châu Âu trong triển khai Chiến lược biển của mình.

EU là đối tác quan trọng hàng đầu của Việt Nam, trong khi Việt Nam là một trong những nước châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ đối tác sâu rộng nhất với EU. Theo khuôn khổ hiệp định Đối tác và hợp tác toàn diện Việt Nam-EU (PCA), hai bên cam kết tăng cường hợp tác bảo vệ và gìn giữ môi trường biển và duyên hải, thúc đẩy sự quản lý hiệu quả đối với các tài nguyên biển hướng tới sự phát triển biển bền vững.

Ông Đinh Toàn Thắng khẳng định, “hợp tác biển không chỉ là xu hướng chung của thế giới ngày nay mà còn là nghĩa vụ được quy định trong luật pháp quốc tế. Thông qua hợp tác, chúng ta thúc đẩy các nỗ lực chung bảo đảm an ninh, hoà bình, ổn định cho các vùng biển trước các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống trên biển, cùng đảm bảo quyền tự do khai thác tài nguyên trong vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình không bị chèn ép.”

Cùng phát biểu tại phiên khai mạc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam nhận định, quan hệ Việt Nam-EU chưa bao giờ trở nên sâu sắc và gần gũi như hiện nay, nhất là sau khi hai bên phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA). Tuy nhiên, hợp tác giữa EU và Việt Nam trong lĩnh vực biển vẫn còn hạn chế, đặc biệt là hợp tác trong từng vấn đề biển cụ thể.

Đối với Liên minh châu Âu, phát triển biển bền vững, hay còn gọi là Tăng trưởng xanh (Blue Growth) là một chiến lược dài hạn, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững tổng thể trên biển trong từng lĩnh vực và là một phần của Chiến lược châu Âu 2020 vì sự phát triển bền vững, thông minh và bao trùm. EU có nhiều kinh nghiệm trong thúc đẩy kinh tế biển bền vững thông qua thúc đẩy hợp tác biển. Cách tiếp cận này phù hợp với những ưu tiên cao của Việt Nam, như được phản ánh trong các văn kiện về phát triển bền vững kinh tế biển.

Hội thảo hôm nay quy tụ các chuyên gia từ châu Âu và Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm chung trong lĩnh vực này, đồng thời thúc đẩy hợp tác thực chất giữa hai bên trong các lĩnh vực liên quan. Đại sứ Giorgio Aliberti bày tỏ hy vọng, sự kiện góp phần làm rõ hơn về các chính sách biển của EU, vốn là công cụ thúc đẩy sự ổn định và giải quyết các tranh chấp biển như chúng ta thấy ngày nay ở Đông Địa Trung Hải, hoặc Biển Đông.

Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam phát biểu tại phiên khai mạc. (Ảnh: Trung Hiếu)

Ngoài các đại biểu từ Hà Nội tham dự trực tiếp sự kiện, các diễn giả đến từ châu Âu và các địa phương ven biển Việt Nam trình bày tham luận và thảo luận thông qua hình thức trực tuyến. Các biện pháp giãn cách, phòng chống dịch bệnh Covid-19 được triển khai dựa trên khuyến cáo của các cơ quan chức năng.

Các học giả chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo. (Ảnh: Trung Hiếu)

Theo Dân trí

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Ngày 22/1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) do Đại tá Khăm Phạ May – Xay Phu Ban, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật làm trưởng đoàn, đến chúc Tết cổ truyền Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam
Để khách hạng sang “rút hầu bao”

Tài nguyên văn hóa, du lịch cùng những tiềm năng về du lịch là yếu tố thu hút các dòng khách hạng sang đến Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Thế nhưng, để những vị khách này “chi tiền” cho hoạt động du lịch, đòi hỏi phải có những dịch vụ xứng tầm cùng nhiều giải pháp khác.

Để khách hạng sang “rút hầu bao”
Return to top