Thế giới

Doanh nghiệp cần hành động để thu hẹp khoảng cách kỹ năng số

ClockThứ Bảy, 12/02/2022 16:25

Kết nối ASEAN là chìa khóa cho thịnh vượngASEAN đứng trước sự thiếu hụt lớn các kỹ năng an ninh mạng

Giữa những sự không chắc chắn do đại dịch COVID-19 gây ra, nếu có một lĩnh vực mà chúng ta chứng kiến những bước nhảy vọt đáng kể, thì đó là chuyển đổi số. Đây là nhận định do ông Sujith Abraham đưa ra trong một bài viết được đăng tải trên Tạp chí The Business Times. Tác giả là Phó Chủ tịch Cấp cao, Tổng Giám đốc Công ty Cung cấp dịch vụ và phần mềm doanh nghiệp Salesforce (Mỹ) tại khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Số hóa đang trở thành nhu cầu cấp bách đối với doanh nghiệp. Ảnh minh họa: TTXVN

Trong bối cảnh đại dịch đưa thế giới vào quá trình chuyển đổi số nhanh chóng, các doanh nghiệp nhận ra rằng, nếu không có chiến lược kỹ thuật số, thì họ sẽ không có chiến lược nào cả. Số hóa vốn đang diễn ra, nhưng bây giờ, đó là điều cấp bách đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp.

Sự cấp bách về kỹ thuật số báo trước sự trỗi dậy của nền kinh tế kỹ thuật số mới, và một câu hỏi quan trọng mà tất cả các nhà lãnh đạo và doanh nghiệp phải đặt ra rằng, liệu lực lượng lao động đã sẵn sàng cho điều đó hay chưa.

Theo Chỉ số Kỹ năng số Toàn cầu mới của Salesforce, chẳng hạn như tại Singapore, vẫn còn nhiều việc phải làm để lực lượng lao động sẵn sàng cho thế giới kỹ thuật số mới. Trong đó, 64% người được hỏi cảm thấy chưa sẵn sàng cho các kỹ năng số cần thiết tại nơi làm việc hiện nay; và 71% cảm thấy không được trang bị nguồn lực để học những kỹ năng số cần thiết trong 5 năm tới. Qua đó, ông Sujith Abraham cho rằng, khoảng cách kỹ năng số đang mở rộng; và để thu hẹp khoảng cách này, vẫn còn nhiều việc phải làm.

Xây dựng trụ sở kỹ thuật số

Nhờ sự tăng vọt của số hóa, chúng ta đang đứng trước cơ hội để hình dung lại cách làm việc và cộng tác. Điều này đặc biệt rõ ràng ở khu vực châu Á, nơi có một nửa số người dùng internet trên thế giới, và là một trong những nhóm dân số trực tuyến phát triển nhanh nhất thế giới.

Một nghiên cứu của Công ty IDC cho thấy, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các công nghệ liên quan đến đám mây sẽ chiếm 18% chi tiêu cho công nghệ thông tin trong năm nay, và sẽ tăng lên mức 29% vào năm 2026. Điều này dẫn đến sự phát triển của các trụ sở kỹ thuật số, nơi quy trình làm việc được xây dựng liền mạch, nhằm hỗ trợ mọi người cộng tác một cách tự nhiên, bất kể họ chọn làm việc ở đâu.

Cùng với đó là một bộ công nghệ đám mây và công cụ cộng tác hoàn toàn mới để chúng ta học hỏi. Theo chỉ số của Salesforce, chỉ 30% số người được hỏi ở Singapore đánh giá bản thân thành thạo trong việc sử dụng các công nghệ cộng tác. Do đó, con số này cần phải tăng, chúng ta cần tìm kiếm những người có thể bị bỏ lại phía sau, bởi họ không được trang bị các kỹ năng để phát triển mạnh mẽ trong thế giới của trụ sở kỹ thuật số.

Doanh nghiệp là nền tảng thay đổi lớn nhất

Khi sự cấp bách về kỹ thuật số trở thành ưu tiên của mọi doanh nghiệp, không có gì ngạc nhiên khi bản thân các doanh nghiệp cần phải thu hẹp khoảng cách về kỹ năng số. Theo khảo sát về sự tin tưởng và sự tín nhiệm Edelman Trust Barometer năm 2022, các doanh nghiệp nằm trong những tổ chức đáng tin cậy nhất trên thế giới, đồng thời được coi là động lực có năng lực và hiệu quả đối với sự thay đổi tích cực. Họ đang ở một vị trí quan trọng hàng đầu để giải quyết khoảng cách kỹ năng này.

Bắt đầu với việc các doanh nghiệp kết hợp đào tạo kỹ năng số vào những chương trình học tập và phát triển cho người lao động. Hơn thế, nhiều quan hệ đối tác đang được hình thành giữa các doanh nghiệp và những tổ chức khu vực công, để mở ra cơ hội đào tạo cho cộng đồng rộng lớn hơn. Các doanh nghiệp cũng đang thúc đẩy những sáng kiến ​​và chương trình để tiếp cận nhiều người hơn, giúp họ xây dựng hoặc mở rộng kỹ năng số.

Một ví dụ điển hình là Trailhead, công cụ học tập trực tuyến của Salesforce, được tạo ra để cung cấp quyền truy cập công bằng đối với các kỹ năng số. Ở ASEAN, hơn 85.000 người hiện đang sử dụng công cụ này để học những kỹ năng mới cho tương lai.

Hòa nhập kỹ thuật số là chìa khóa để phục hồi kinh tế

Điều đáng lo ngại là sự tự tin kỹ thuật số trong dân số toàn cầu vẫn còn ở mức thấp; song, điều này cũng cho thấy một cơ hội. Với việc các doanh nghiệp trên khắp thế giới đang nhanh chóng chuyển đổi sang các mô hình ưu tiên kỹ thuật số, nhu cầu về lao động có kỹ năng số đã và đang tăng vọt. Trong khi đó, lực lượng lao động ngày càng khao khát có được những kỹ năng này.

Tại Singapore, gần 50% số người được hỏi cho biết, họ có kế hoạch học các kỹ năng mới để giúp bản thân phát triển trong sự nghiệp. Ở Thái Lan, hơn một nửa trong số những người được khảo sát cảm thấy đã sẵn sàng và được chuẩn bị về những kỹ năng số tại nơi làm việc, với khoảng 40% rất tích cực tham gia vào việc nâng cao kỹ năng số.

Giờ đây, hơn bao giờ hết, các doanh nghiệp có trách nhiệm tạo ra sự hợp tác chặt chẽ với các Chính phủ, đối tác và cộng đồng để giải quyết thách thức này. Hợp tác chính là chìa khóa để đảm bảo các cơ hội đào tạo và tuyển dụng phù hợp được mở rộng, nhằm đáp ứng nhu cầu kỹ thuật số và tiếp cận mọi khía cạnh của xã hội một cách bình đẳng. Đầu tư ngay lập tức và bền vững vào các kỹ năng số là điều cấp bách đối với sự phục hồi kinh tế, cũng như đối với sự tăng trưởng kinh tế lâu dài và có khả năng phục hồi nhanh.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ The Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động

Thời điểm này, nhiều doanh nghiệp đã công bố tiền thưởng Tết 2025, dựa trên những công bố của các Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, dự báo nền kinh tế phục hồi, kinh doanh khả quan, thưởng Tết năm nay nhìn chung khá hơn năm trước.

Doanh nghiệp thưởng Tết, giữ chân người lao động
Còn sức, còn lao động

250 triệu đồng lãi ròng mỗi năm từ trồng lúa và nấm rơm, là thành quả từ tình yêu lao động và sự chăm chỉ mà vợ chồng ông Lê Duy Quát và bà Nguyễn Thị Vui (Phú Lương, Phú Vang) “gặt hái” bao năm qua.

Còn sức, còn lao động
Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp

Việc chưa đồng bộ thông tin về địa giới hành chính trong đăng ký kinh doanh với dữ liệu thuế từ Tổng cục Thuế đang gây một số khó khăn cho doanh nghiệp (DN) trong quá trình thực hiện đăng ký thay đổi địa giới hành chính trên giấy đăng ký kinh doanh.

Cần sớm đồng bộ thông tin doanh nghiệp
Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động

Những ngày này, các doanh nghiệp vừa tập trung sản xuất để hoàn thành kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2024, vừa tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống cho người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hầu hết các doanh nghiệp đều chủ động chuẩn bị hậu cần phục vụ người trực Tết; tổ chức trao quà Tết tặng cán bộ, công nhân viên; trợ cấp cho các gia đình công nhân có hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ vé xe cho người lao động ở xa về nhà đón Tết.

Doanh nghiệp tập trung sản xuất và chăm lo Tết cho người lao động
Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Dù mới đi vào hoạt động chính thức chưa đầy nửa năm, song với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nay là thành phố Huế (Trung tâm) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Return to top