Thế giới

Điện thoại "cục gạch" có thể sẽ hồi sinh

ClockThứ Bảy, 21/12/2024 06:00
TTH - Hãng tin Reuters mới đây cập nhật, các nhà sản xuất điện thoại thông minh sẽ sớm phải đối mặt với một đối thủ cạnh tranh không ngờ tới: Sự hồi sinh của điện thoại cục gạch. Trong đó, mối lo ngại về tác động của phương tiện truyền thông xã hội đang thúc đẩy nhu cầu sử dụng trở lại điện thoại di động Nokia kiểu cũ.

Điện thoại 'cục gạch' Nokia 3310 tròn 20 tuổi

 Nhiều bậc phụ huynh lựa chọn điện thoại “cục gạch” để đảm bảo sức khỏe tâm thần cho con cái. Ảnh minh họa: CNBC/Báo Tin tức

Nếu Apple và Samsung không tìm cách sản xuất và chào bán các sản phẩm điện thoại an toàn hơn, nhiều khả năng mức độ canh tranh trong thời gian tới sẽ rất khốc liệt.

Theo đó, Nokia từng là nhà sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới, với thị phần đạt gần 40% vào năm 2007. Song sự thống trị của nhà sản xuất điện thoại này đã lụi tàn khi không thể sản xuất ra một chiếc điện thoại thông minh nổi tiếng với thương hiệu của riêng mình. Đến năm 2016, họ đã bán quyền sản xuất các thiết bị mang nhãn hiệu Nokia cho HMD Global, công ty hiện đang gặt hái thành quả từ sự hồi sinh không tưởng.

Khảo sát từ các vị phu huynh trên thế giới, kết quả chỉ ra rằng các sản phẩm điện thoại thông minh đời cũ ít gây nghiện hơn so với những mẫu điện thoại thông minh đời mới, loại có thể tải được nhiều ứng dụng xã hội. Điều này được thể hiện rõ nhất khi 67% các bậc phụ huynh ở Mỹ khi được hỏi cho biết mối quan tâm hàng đầu hiện đang là việc con cái họ sử dụng các thiết bị này quá nhiều và quá lâu.

Kịch bản cho sự hồi sinh của điện thoại cục gạch thậm chí còn được thể hiện qua các con số, khi dữ liệu bán hàng cho thấy xu hướng mua điện thoại cơ bản đang ngày càng phổ biến. Công ty tư vấn CCS Insight thông tin, khoảng 450.000 điện thoại với các tính năng cơ bản đã được bán tại Anh vào năm 2024, tức tăng cao so với mức 400.000 sản phẩm được bán ra vào năm 2023. Cùng thời gian này, doanh số bán hàng ở khu vực Tây Âu tăng 4% so với năm 2023, đạt tổng 215 triệu thiết bị.

Những con số này có khả năng sẽ tiếp tục tăng, khi lo ngại về an toàn trực tuyến ngày càng trở thành vấn đề đáng quan tâm trên toàn cầu. Cụ thể, chính phủ Australia gần đây đã thông qua luật quy định người dùng phương tiện truyền thông xã hội phải trên 16 tuổi. Vào tháng 10 vừa qua, 33 tiểu bang của Mỹ cũng đã đệ đơn kiện công ty mẹ của Facebook và Instagram là Meta, với cáo buộc đã gây ra khủng hoảng sức khỏe tâm thần ở giới trẻ.

Điều này đặt ra thách thức dài hạn cho các tập đoàn lớn như Samsung và Apple để sản xuất ra các sản phẩm điện thoại an toàn cho giới trẻ.

Đối mặt với tình hình, “các gã khổng lồ về điện thoại này” có thể xoay trục hoạt động và tăng cường nỗ lực để sản xuất các thiết bị thông minh phù hợp với lứa tuổi. Hiện trên thị trường đã có rất nhiều ứng dụng kiểm soát dành cho phụ huynh, trong đó hứa hẹn sẽ giữ an toàn cho trẻ em trên thế giới trực tuyến. Song việc cài đặt và giám sát sẽ đòi hỏi rất nhiều công sức. Hiện tại, khi không có giải pháp thay thế đơn giản hơn, những chiếc điện thoại cục gạch của quá khứ sẽ “rộng đường để quay trở lại”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ điện thoại 4G?

Sau khi Thừa Thiên Huế online có thông tin “Hơn 3.700 thuê bao 2G được tặng điện thoại” (ngày 23/9), một số độc giả gửi thắc mắc đến Báo Thừa Thiên Huế với nội dung “không phải hộ nghèo có được nhận hỗ trợ thiết bị 4G của nhà mạng”.

Không thuộc hộ nghèo có được hỗ trợ điện thoại 4G
Đừng để con "mất kết nối"

Ba tháng hè, nhiều phụ huynh thấy bất lực khi con suốt ngày ôm điện thoại thông minh. Nhiều chị thú nhận, họ đã từng “ngắt” kết nối với con trong thời gian dài cũng chỉ vì cả hai cứ khư khư ôm máy, sống trong thế giới ảo.

Đừng để con mất kết nối
Sao cứ “dán mắt” vào điện thoại?!

Dịp cuối tuần vào các quán cà phê sẽ không khó để bắt gặp hình ảnh các gia đình mà cả ba mẹ và con cái, người nào trên tay cũng cầm một cái điện thoại.

Sao cứ “dán mắt” vào điện thoại
Return to top