Thế giới
Châu Á - Thái Bình Dương:

Đầu tư vào hệ thống nông sản thực phẩm để đảm bảo an ninh lương thực

ClockThứ Ba, 11/06/2024 14:41
TTH.VN - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cần ưu tiên xây dựng các hệ thống nông sản thực phẩm linh hoạt và bền vững nhằm đạt được mục tiêu trở thành nhà đóng góp chính cho an ninh lương thực trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, báo cáo mới nhất từ Vụ Đánh giá độc lập (IED) của ADB cho biết.

ADB đang đúng tiến độ thực hiện cam kết an ninh lương thực trị giá 14 tỷ USD1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

 An ninh lương thực là vấn đề quan trọng trong khu vực. Ảnh minh họa: TTXVN

Cụ thể, báo cáo đã xem xét vị thế của ADB trong việc hỗ trợ phát triển nông thôn và an ninh lương thực theo kế hoạch hoạt động của ADB và được phản ánh trong các chiến lược đối tác quốc gia và danh mục đầu tư. Trong giai đoạn đánh giá, từ năm 2017 đến năm 2022, ADB đã đầu tư khoảng 33 tỷ USD vào phát triển nông thôn và an ninh lương thực.

Tổng Giám đốc IED, ông Emmanuel Jimenez cho rằng: “Xác định phát triển nông thôn và an ninh lương thực là ưu tiên hoạt động trong Chiến lược 2030 của ADB là phù hợp với nhu cầu của các quốc gia thành viên đang phát triển”.

Cũng theo báo cáo nói trên, ADB đã tăng gần gấp đôi sự hỗ trợ dành cho các chuỗi giá trị nông nghiệp. Dựa trên các điển hình về sự hỗ trợ chặt chẽ giữa các ngành, cải thiện hiệu suất trong nông nghiệp, tăng cường tập trung vào khả năng phục hồi khí hậu, hợp tác với khu vực tư nhân và hợp tác với các đối tác phát triển, mang lại tiềm năng tăng cường quy mô và mở rộng tác động.

Bên cạnh đó, Trưởng nhóm đánh giá Garrett Kilroy lưu ý: “Cần tăng cường quy mô và lồng ghép tốt hơn các khoản đầu tư của khu vực tư nhân vào sự hỗ trợ rộng rãi hơn của ADB dành cho phát triển nông thôn và an ninh lương thực, đồng thời cần có sự giám sát và báo cáo kết quả chặt chẽ hơn”.

Đáng chú ý, hơn một nửa số người dân trên thế giới bị ảnh hưởng bởi nạn đói sống ở khu vực châu Á. Năm 2021, gần 1,9 tỷ người trong khu vực thiếu chế độ ăn uống lành mạnh, vì nghèo đói và giá lương thực tăng cao. Các hệ thống thực phẩm nông nghiệp sử dụng 40% lực lượng lao động ở châu Á, điều này đưa phát triển nông thôn và an ninh lương thực trở thành vấn đề trung tâm của khu vực.

Đánh giá này tiếp tục đưa ra các khuyến nghị về cách ADB có thể dựa trên kinh nghiệm của mình để giúp các quốc gia thành viên đang phát triển đạt được nền kinh tế nông thôn thịnh vượng, giảm tình trạng suy dinh dưỡng, cũng như đạt được an ninh lương thực.

Được biết, Đánh giá độc lập của ADB góp phần vào hiệu quả phát triển bằng cách cung cấp phản hồi về chính sách, chiến lược, hoạt động và các mối quan tâm đặc biệt của ADB ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

THANH NGÂN (Lược dịch từ ADB)
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Giấy vệ sinh cuộn lớn và vai trò quan trọng trong hệ thống vệ sinh công cộng

Giấy vệ sinh cuộn lớn ngày càng trở nên phổ biến trong các hệ thống vệ sinh công cộng nhờ vào khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng cao, tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường. Sản phẩm này không chỉ là vật dụng thiết yếu mà còn góp phần quan trọng trong việc duy trì môi trường sạch sẽ và an toàn cho cộng đồng.

Giấy vệ sinh cuộn lớn và vai trò quan trọng trong hệ thống vệ sinh công cộng
Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025

Trong bối cảnh thực phẩm ngày càng “trở nên toàn cầu”, những sáng kiến phát triển ẩm thực ra đời với tốc độ ánh sáng, cộng thêm sức nặng của truyền thông xã hội, các đầu bếp trên thế giới đang ngày càng biến đổi và sáng tạo ẩm thực, trong đó mọi quy luật đều có thể bị phá vỡ. Trong năm mới 2025, dưới dây là một số xu hướng được nhận định sẽ định hình xu hướng ẩm thực toàn cầu.

Xu hướng thực phẩm toàn cầu năm 2025
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Return to top