Thế giới

Đại dịch làm gián đoạn hi vọng về thương lai tốt đẹp của nhiều người

ClockChủ Nhật, 24/01/2021 14:48
TTH.VN - Lần thứ 3 cộng đồng quốc tế đánh dấu ngày quốc tế giáo dục (24/1), Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres đã bày tỏ sự trân trọng đối với sự kiên cường của học sinh, giáo viên và gia đình khi đối mặt với đại dịch COVID-19 - khủng hoảng y tế buộc hầu hết mọi trường học, viện nghiên cứu và trường đại học phải đóng cửa.

Hàn Quốc miễn phí giáo dục từ Tiểu học tới Trung học phổ thôngUNESCO: Cần đưa giáo viên vào diện ưu tiên tiêm vắcxin ngừa COVID-19Tuần lễ ASEAN thúc đẩy giao lưu thanh niên và chuyên gia Nga-ASEANBang lớn nhất của Australia lên kế hoạch đón 1.000 sinh viên quốc tế mỗi tuầnThái Lan: Bộ Giáo dục dự kiến tuyển dụng 10.000 giáo viên tiếng Anh bản ngữ

Đại dịch làm gián đoạn hi vọng về thương lai tốt đẹp của nhiều người. Ảnh minh họa: Reuters/Báo Dân tộc và Phát triển

Cụ thể, ông Antonio Guterres cho biết: “Khi giáo dục bị gián đoạn, nó sẽ ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Và tất cả chúng ta đều phải trả giá”. Lời nhận xét được đưa ra khi ông nhấn mạnh rằng giáo dục là nền tảng để mở rộng cơ hội, chuyển đổi nền kinh tế, chống lại sự ích kỷ, bảo vệ hành tinh của chúng ta và đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDG). Mặc dù sự gián đoạn này có thể dẫn đến nhiều đổi mới trong quá trình học tập, song vấn đề này cũng làm tiêu tan hi vọng về một tương lai sáng lạn hơn cho nhóm dân số dễ bị tổn thương.

Ngăn chặn thảm họa thế hệ

Với suy nghĩ này, người đứng đầu Liên Hiệp quốc tuyên bố, khi thế giới đối đầu với đại dịch, giáo dục – với tư cách là quyền cơ bản và lợi ích công cộng toàn cầu cần phải được bảo vệ để ngăn chặn và phòng ngừa thảm họa thế hệ.

Đặc biệt là ngay cả trước khi đại dịch xảy ra và bùng phát, khoảng 258 triệu trẻ em và thanh thiếu niên đã không được đến trường đi học, trong đó phần lớn là trẻ em gái. Thật vậy, hơn một nửa số trẻ em 10 tuổi ở các nước thu nhập trung bình và thấp không được học về cách đọc một đoạn văn đơn giản.

“Năm 2021, chúng ta phải nắm bắt mọi cơ hội để xoay chuyển tình thế này. Chúng ta phải đảm bảo bổ sung đầy đủ cho Quỹ Đối tác toàn cầu về giáo dục và tăng cường hợp tác giáo dục toàn cầu”, Tổng thư Ký Antonio Guterres giải thích.

Theo đó, chúng ta phải đẩy mạnh nỗ lực để tái thiết lại giáo dục bao gồm đào tạo giáo viên, liên kết về phân chia kỹ thuật số và một lần nữa suy nghĩ về các chương trình giảng dạy để trang bị cho người học những kỹ năng cần thiết để phát triển và hướng đến thành công trong thế giới đang phát triển nhanh chóng của chúng ta. Chúng ta hãy cam kết thúc đẩy giáo dục cho tất cả mọi người, hôm nay và mọi ngày.

Trong một ý kiến có liên quan, ông Volkan Bozkir, Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp quốc khóa 75 cũng dành lời hoan nghênh các bậc phụ huynh đã làm hết sức mình để tạo điều kiện cho con cái tiếp tục con đường học tập tại nhà. Ngoài ra, ông cũng khẳng định rằng nếu Liên Hiệp quốc và cộng đồng quốc tế rộng lớn muốn đảm bảo giáo dục chất lượng, tổng thể và bình đẳng cho tất cả mọi người, tất cả phải xây dựng hệ thống giáo dục hòa nhập, có khả năng phục hồi và cho phép tất cả mọi người quay trở lại trường học. Để đạt được điều này, chúng ta phải đáp ứng nhu cầu của những người có nguy cơ bị bỏ lại phía sau, bao gồm trẻ em khuyết tật và những người sống trong khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột, cũng như 11 triệu trẻ em gái có nguy cơ không thể trở lại trường học.

Vào ngày 25/1 tới, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (UNESCO) sẽ đồng tổ chức một sự kiện, qua đó nhấn mạnh đây là lúc để tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế để đặt giáo dục và học tập suốt đời vào trung tâm của quá trình phục hồi và chuyển đổi, hướng tới các xã hội hòa nhập, an toàn và bền vững hơn.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết

Trước kỳ nghỉ Tết, nhiều trường học tổ chức các hoạt động trải nghiệm Tết cổ truyền vừa tạo không khí vui tươi, vừa giáo dục truyền thống văn hóa cho học sinh.

Học văn hóa địa phương qua trải nghiệm Tết
Giáo dục đạo đức, lý tưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông

Ngày 14/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, lý tưởng cách mạng cho cán bộ quản lý, giáo viên, cán bộ Đoàn, Đội trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

Giáo dục đạo đức, lý tưởng trong cơ sở giáo dục phổ thông
Giáo dục truyền thống qua bảo tàng

Những năm qua, Bảo tàng Lịch sử TP. Huế rất chú trọng đến chức năng giáo dục khoa học, tập trung vào các nhiệm vụ giáo dục truyền thống cách mạng và truyền thống yêu nước. Những di tích thuộc sự quản lý của Bảo tàng trở thành điểm đến thú vị, tạo được cảm hứng và học hỏi được rất nhiều điều hay.

Giáo dục truyền thống qua bảo tàng
“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Return to top