Thế giới

Châu Á - Thái Bình Dương: Đảm bảo tương lai an toàn cho các cộng đồng dễ bị tổn thương

ClockChủ Nhật, 24/11/2024 07:36
TTH - Biến đổi khí hậu là mối đe dọa đối với tăng trưởng, cơ sở hạ tầng và sinh kế ở châu Á - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, khu vực này có thể cải thiện khả năng bảo vệ tài chính trước các rủi ro khí hậu nghiêm trọng và hỗ trợ phát triển bền vững bằng cách giải quyết các khoảng cách về khả năng chi trả bảo hiểm, khả năng tiếp cận và nhận thức.

Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậuChâu Á - Thái Bình Dương: Cần có hành động khẩn cấp về khí hậu

 Nông dân đối mặt với thiệt hại lớn do tình trạng khô hạn ở tỉnh Đông Java, Indonesia. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Những tổn thất đáng kể

Châu Á - Thái Bình Dương hiện đang gánh chịu phần lớn tác động của biến đổi khí hậu. Theo Viện Swiss Re, khu vực này có thể mất 26,5% GDP vào năm 2050, nếu không có hành động giảm thiểu khí hậu nào được thực hiện.

Trong đó, 75% thiệt hại hàng năm trên toàn cầu đối với vốn cổ phần do lũ lụt ven sông có khả năng xảy ra ở châu Á - Thái Bình Dương, đe dọa các tòa nhà, máy móc và cơ sở hạ tầng. Những đợt sóng nhiệt nguy hiểm cũng đang rình rập, 600 triệu đến 1 tỷ người trong khu vực này có thể sống ở những khu vực có khả năng xảy ra sóng nhiệt nguy hiểm, nếu không có biện pháp thích ứng và giảm thiểu nào được thực hiện.

Liên quan đến vấn đề này, Hãng tư vấn quản lý và chiến lược kinh doanh McKinsey & Company lưu ý, áp lực gia tăng của nhiệt độ và độ ẩm đối với năng suất lao động và chăm sóc sức khỏe có thể khiến từ 2,8 - 4,7 nghìn tỷ USD GDP của khu vực gặp rủi ro.

Mức nhiệt độ cao hơn cũng làm tăng nhu cầu năng lượng để làm mát, khiến ngành năng lượng dễ bị ảnh hưởng hơn bởi tình trạng gián đoạn liên quan đến khí hậu, trong bối cảnh phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch để sản xuất điện.

Ngoài ra, theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO), tổn thất về sản xuất cây trồng và vật nuôi, trung bình ở mức 123 tỷ USD mỗi năm ở châu Á - Thái Bình Dương, tương đương 5% GDP nông nghiệp toàn cầu, đe dọa an ninh lương thực và sinh kế của nông dân và ngư dân.

Cuối cùng, 63% GDP của khu vực, tương đương 19 nghìn tỷ USD đang bị đe dọa, do mất đa dạng sinh học và những tổn thất liên quan đến thiên nhiên, số liệu từ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) cho hay.

Thu hẹp khoảng cách bảo vệ

Trước những tác động của khí hậu, ông Arup Kumar Chatterjee, chuyên gia trưởng về lĩnh vực tài chính tại Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho rằng, bảo hiểm đóng vai trò là yếu tố quan trọng trong nỗ lực bảo vệ. Tuy nhiên, khu vực đang đứng trước một khoảng cách bảo vệ lớn về bảo hiểm và lương hưu.

Khoảng cách bảo vệ ở châu Á - Thái Bình Dương ước tính ở mức 886 tỷ USD theo điều khoản phí bảo hiểm, tăng 38% so với năm 2017 và hiện gần bằng một nửa khoảng cách toàn cầu. Chỉ có 9% thiệt hại kinh tế, tương đương 6 tỷ USD được bảo hiểm chi trả.

Khoảng cách bảo vệ trước thảm họa cũng đáng chú ý, khi tác động của rủi ro chỉ riêng từ các mối nguy hiểm tự nhiên ước tính khoảng 280 tỷ USD, trong đó chỉ có 120 tỷ USD được bảo hiểm.

Nhiều khoảng cách khác nhấn mạnh thêm vấn đề này. Trong đó, khoảng cách bảo vệ sức khỏe, hay sự thiếu hụt giữa nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân và các dịch vụ mà họ có thể chi trả, ước tính ở mức 1,8 nghìn tỷ USD vào năm 2019, tương đương 10% thu nhập hộ gia đình trung bình hàng năm. Tiếp đó, bảo hiểm mùa màng là một công cụ quản lý rủi ro hiệu quả có thể làm giảm biến động giá, ổn định thu nhập cho nông dân, cải thiện khả năng phục hồi trước các mối nguy hiểm về thời tiết và tạo điều kiện tiếp cận nguồn tài chính nông nghiệp. Châu Á - Thái Bình Dương cũng đang phải đối mặt với khoảng cách bảo vệ nông nghiệp đáng kể, khi chỉ có 15% thiệt hại kinh tế trong khu vực được bảo hiểm.

Ngoài ra, nhiều quốc gia thiếu các hệ thống bảo vệ xã hội mạnh mẽ, và tỷ lệ bao phủ lương hưu cũng rất thấp. Người trên 60 tuổi dự kiến sẽ chiếm 25% dân số của khu vực vào năm 2050, tăng từ 14% vào năm 2020. “Khi tất cả mọi người, đặc biệt là các cộng đồng dễ bị tổn thương có khả năng tiếp cận, bảo hiểm sẽ mang lại sự ổn định và hy vọng. Bằng cách thu hẹp khoảng cách bảo hiểm, chúng ta có thể hỗ trợ phát triển và giải quyết các thách thức về khí hậu”, ông Arup Kumar Chatterjee nhận định.

Bảo hiểm cũng giúp các chính phủ quản lý các cú sốc và hoạt động như một công cụ để ổn định nền kinh tế trong những cuộc khủng hoảng. Bảo hiểm cung cấp thanh khoản sau thảm họa và giảm bớt gánh nặng tài chính. Bảo hiểm nhân thọ và lương hưu đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tiền tiết kiệm cho phát triển bền vững, khuyến khích các hành vi giảm thiểu rủi ro và đóng góp vào tăng trưởng kinh tế dài hạn.

Việc giải quyết khoảng cách bảo vệ bảo hiểm ở châu Á - Thái Bình Dương rất cần thiết để giảm thiểu tình trạng dễ bị tổn thương trước các cú sốc về khí hậu và kinh tế. Bằng cách áp dụng các biện pháp tập trung vào khả năng chi trả, khả năng tiếp cận, nhận thức, quản lý và sự tin tưởng, các hệ thống bảo hiểm có thể bảo vệ những nhóm dân số dễ bị tổn thương và thúc đẩy sự ổn định lâu dài.

Lê Thảo (Lược dịch từ Mckinsey, ADB & WEF)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Đảm bảo di chuyển bằng máy bay an toàn

Năm 2024 đã thổi bùng lên lo ngại về việc di chuyển bằng máy bay, đặc biệt là trong những tuần gần đây, khi hơn 200 người đã thiệt mạng trong hai vụ tai nạn riêng biệt chỉ cách nhau vài ngày.

Đảm bảo di chuyển bằng máy bay an toàn
Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư

Sau vụ đắm tàu gần đây nhất xảy ra ở vùng biển ngoài khơi phía đông Tunisia khiến ít nhất 27 người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em thiệt mạng, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) kêu gọi chính phủ các nước ưu tiên đảm bảo an toàn cho trẻ em di cư.

UNICEF kêu gọi ưu tiên an toàn cho trẻ em di cư
Return to top