Thế giới

Châu Á là một ưu tiên trong chính sách ngoại giao của Mỹ

ClockThứ Tư, 17/03/2021 08:34
TTH.VN - Theo các chuyên gia chính trị, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương sẽ đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong chính sách đối ngoại của Mỹ, trong đó châu Á là ưu tiên chính.

Nhóm Quad thảo luận hợp tác trong ứng phó với các thách thức toàn cầu60% dân chúng Mỹ ủng hộ Tổng thống Joe BidenHội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhóm họp về tác động của nóng lên toàn cầuTổng thống Mỹ sẽ phê duyệt tuyên bố thảm họa của tiểu bang TexasTổng thống Mỹ: Liên minh xuyên Đại Tây Dương đã trở lại

Tổng thống Mỹ Joe Biden trong một bài phát biểu. Ảnh minh họa: AP/Vietnamnet

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hiện đang ở Nhật Bản và Hàn Quốc trong tuần này để thực hiện các chuyến thăm đến hai đồng minh quân sự lớn của Washington ở châu Á, nơi có hàng chục ngàn binh sĩ đang đóng quân.

Ngày 12/3 vừa qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp với hầu như các thủ tướng của Nhật Bản, Ấn Độ và Australia trong khuôn khổ hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa các lãnh đạo của một liên minh chiến lược không chính thức – Đối thoại An ninh Tứ giác, hay còn gọi là Bộ tứ Quad.

Bà Angela Mancini làm việc tại tổ chức tư vấn về rủi ro Control Risks cho biết: “Châu Á là ưu tiên hàng đầu”. Dựa trên cuộc họp của Bộ tứ vào tuần trước, cũng như tình hình ngoại giao tổng thể đang diễn ra với chính quyền hiện tại, Mỹ đang làm rõ rằng so với cách tiếp cận của chính quyền tiền nhiệm, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đóng một vai trò rất quan trọng đối với Washington.

Một ý kiến khác đến từ nhà phân tích đảm nhận khu vực Nam Á tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group Akhil Bery, chính quyền Joe Biden đang xây dựng dựa trên khuôn khổ mà chính quyền Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump để lại, liên quan đến chiến lược Ấn Độ  - Thái Bình Dương và hiện đang phát triển một liên minh các đối tác để hợp tác.

Được biết, một loạt các hoạt động ngoại giao với châu Á của các quan chức Mỹ diễn ra trước cuộc gặp của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Quan chức Cấp cao Trung Quốc Dương Khiết Trì và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự kiến diễn ra ngày 18/3 tới đây.

Được biết, Liên minh không chính thức Quad khẳng định cam kết hướng tới một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và hòa nhập.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Châu Á năm 2024: Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn

Hãng tin CNBC dẫn nhận xét từ Giám đốc điều hành Công ty tư vấn RiverPeak Group Curtin S. Chin và nhà phân tích khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Jose B. Collazo cho biết, giống như năm 2023, năm 2024 dường như không mang lại nhiều điều đáng mừng cho người dân trên khắp khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế bất ổn và căng thẳng địa chính trị dai dẳng, vẫn còn đó những hi vọng và niềm vui.

Châu Á năm 2024 Điểm lại một số niềm vui và nỗi buồn
Return to top