Thế giới

Châu Á chạy đua thu hút lao động tay nghề cao và giới siêu giàu

ClockThứ Ba, 27/09/2022 17:53
TTH.VN - Giữa bối cảnh nhiều nước đang phải đối mặt với tình trạng dân số già, cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng, trong khi lao động có kỹ năng ngày càng thiếu hụt, cuộc đua dành cho các chuyên gia có tay nghề cao và các cá nhân thuộc giới siêu giàu trên thế giới nói chung và ở châu Á - Thái Bình Dương nói riêng được cho là đang nóng lên từng ngày.

Thiếu nhân công, Australia dự kiến tái khởi động tiếp nhận người di cư78% người Mỹ ủng hộ lao động nhập cư tay nghề caoNhật Bản mở rộng lĩnh vực hoạt động cho lao động nước ngoàiẤn Độ sẽ nhận lại người di cư bất hợp pháp đến Anh để đổi lấy thị thực cho lao động trẻ

Nhiều nước đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động lành nghề. Ảnh minh hoạ: Laodong

Trong một báo cáo, công ty tư vấn toàn cầu Korn Ferry cho biết đến năm 2030, dự kiến thế giới có thể ​​thiếu hụt đến 85,2 triệu lao động lành nghề. Và đó là dự đoán được đưa ra trước đại dịch COVID-19, giờ đây, tình hình thậm chí còn nghiêm trọng hơn.

Mới đây, công ty nhân lực ManpowerGroup phát hiện ra rằng 75% trong số hơn 40.000 nhà tuyển dụng mà họ khảo sát ở 40 nền kinh tế trên khắp thế giới đã ghi nhận “tình trạng thiếu nhân tài” trong năm 2022. Đây là một sự gia tăng mạnh so với mức 54% được báo cáo vào năm 2019 và 69% vào năm 2021; đây cũng là mức cao nhất trong 16 năm qua, ManpowerGroup cho biết.

Giữa thực tế đó, “cuộc chiến toàn cầu để tìm kiếm nhân tài” đã chứng kiến ​​nhiều quốc gia đẩy mạnh các chính sách ưu đãi để hấp dẫn lao động có tay nghề cao từ khắp nơi trên thế giới. Và các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng không nằm ngoài cuộc đua này.

Trong vòng khoảng 2 tuần đầu tháng 9, một cuộc cạnh tranh về nhân tài đã được nhìn thấy giữa các quốc gia như Malaysia, Singapore, Thái Lan, Australia và Đài Loan (Trung Quốc). Chính phủ mỗi nơi đều có một kế hoạch thị thực mới hoặc sửa đổi được đưa ra nhằm thu hút những người nước ngoài giàu có hoặc có tay nghề cao.

Australia - quốc gia yêu thích từ lâu của những người di cư - gần đây đã nới lỏng các quy tắc nhập cư để giải quyết tình trạng thiếu lao động lành nghề - vốn đã trở nên trầm trọng hơn do đại dịch COVID-19. Ngày 2/9, Chính phủ Australia thông báo quốc gia này sẽ nâng giới hạn cấp thẻ thường trú cho người di cư đến nước này thêm 35.000 người, nâng tổng số lên 195.000 người.

Thái Lan cũng đặt mục tiêu thu hút 1 triệu người nước ngoài trong vòng 5 năm tới thông qua thị thực Cư trú dài hạn (LTR) 10 năm, nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế. Người có thị thực này được hưởng lợi từ cơ hội có được giấy phép lao động kỹ thuật số và đủ điều kiện để bảo trợ cho tối đa 4 người phụ thuộc, có thể bao gồm vợ/chồng và con cái từ 20 tuổi trở xuống.

Cũng như Australia, Malaysia... Singapore cũng tìm cách thu hút các tài năng bằng các chính sách hấp dẫn. Ảnh minh hoạ: Laodong

Trong khi đó, Singapore với chương trình Mạng lưới và Chuyên gia nước ngoài (ONE) cũng đang tìm cách thu hút những tài năng nổi bậc nhất trong các lĩnh vực kỹ thuật, toán học, khoa học và công nghệ, cùng với các lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, tài chính và thể thao, trong bối cảnh thị trường lao động eo hẹp. Thị thực cho những lao động lành nghề này có giá trị 5 năm và có thể được tiếp tục gia hạn thêm 5 năm nữa.

Sau một thời gian tạm lắng do các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19 vào năm ngoái, Đài Loan (Trung Quốc) nay đã trở lại với cuộc cạnh tranh toàn cầu về nhân tài. Gần đây, Đài Loan đã nới lỏng tiêu chuẩn cho chương trình thị thực lao động thường trú có tên “Thẻ vàng việc làm” được đưa ra vào năm 2018. Là một trong những nơi tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới và một dân số già, Đài Loan được cho là sẽ không thể tự lấp đầy những khoảng trống này, và do đó, một phần đáng kể phải đến từ những lao động nước ngoài.

Được biết, Đài Loan đang tìm kiếm nhân tài trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa nghệ thuật, tài chính, khoa học và công nghệ, luật, kiến ​​trúc, thể thao, giáo dục và quốc phòng. Thị thực Thẻ Vàng của Đài Loan có giá trị lên đến 3 năm và trang bị một con đường nhanh chóng để có thẻ thường trú nhân trong vòng ít nhất là 3 năm, thay vì phải 5 năm như trước đây.

Mới đây, Malaysia cũng tiếp bước vào cuộc đua thu hút các cá nhân giàu có với Chương trình Thị thực Đặc biệt (PVIP), cho phép những người nộp đơn thành công ở lại nước này đến 20 năm. Không giống như chương trình Malaysia My Second Home (MM2H) hiện có, những người tham gia PVIP được phép làm việc và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Họ cũng có thể đưa vợ/chồng, con cái dưới 21 tuổi, cha mẹ vợ, người giúp việc gia đình theo cùng. Chương trình PVIP sẽ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/10 tới.

Malaysia đang đặt mục tiêu thu hút 1.000 lao động trong năm đầu tiên của chương trình và dự kiến ​​sẽ tạo ra 200 triệu RM cho nền kinh tế và khoản tiền gửi cố định là 1 tỷ RM.

Theo phân tích của tờ TODAY, có một số yếu tố phổ biến có thể chi phối đến quyết định chọn điểm đến của những lao động lành nghề. Ngoài thù lao - yếu tố thúc đẩy hàng đầu, thì sự ổn định chính trị, dễ dàng kinh doanh và cơ sở hạ tầng tốt của quốc gia sở tại là một trong những cân nhắc được chú trọng. Bên cạnh những việc liên quan trực tiếp đến công việc của họ, những nhân tài ưu tú cũng có xu hướng xem xét những điều ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên trong gia đình họ, bao gồm một hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe tốt, cùng với điều kiện an ninh được đảm bảo.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The Edge Markets & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu nối thị trường lao động

Sàn giao dịch việc làm của Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thành phố Huế hoạt động định kỳ và thường xuyên theo hình thức trực tiếp, trực tuyến đã giúp kết nối nhu cầu của người tìm việc và việc tìm người hiệu quả, minh bạch.

Cầu nối thị trường lao động
Học sinh Việt Nam khẳng định tài năng, sự sáng tạo trên đấu trường quốc tế

Năm 2024, với nỗ lực không ngừng của các thầy giáo, cô giáo cùng các em học sinh, các đội tuyển học sinh Việt Nam tham dự các kỳ Olympic quốc tế, khu vực và thi Khoa học kỹ thuật quốc tế đã đạt được những thành tích xuất sắc, mang vinh quang về cho đất nước, được bạn bè quốc tế ghi nhận và được toàn xã hội đánh giá cao. Thành tích xuất sắc năm 2024 là minh chứng cho sự tiến bộ vượt bậc trong giáo dục mũi nhọn nói riêng và giáo dục phổ thông nói chung.

Học sinh Việt Nam khẳng định tài năng, sự sáng tạo trên đấu trường quốc tế
Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững

Chiều 19/12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tham dự hội nghị có các UVTV Tỉnh ủy: Nguyễn Quang Tuấn, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Chí Tài, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững
Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia

Vừa qua, đường dây nóng của Giám đốc Công an tỉnh tiếp nhận đề nghị cầu cứu của gia đình ông T.V.Q và bà L.T.N.C trú tại thôn Mậu Tài, xã Phú Mậu (TP. Huế) về việc con trai là anh T.V.V bị lừa bán sang Campuchia.

Giải cứu thành công người dân bị lừa sang Campuchia
Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường
Return to top