Thế giới

Ấn Độ sẽ nhận lại người di cư bất hợp pháp đến Anh để đổi lấy thị thực cho lao động trẻ

ClockThứ Tư, 05/05/2021 09:16
TTH.VN - Reuters dẫn lời một quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết, Anh và Ấn Độ hôm qua (4/5) đã ký một hiệp định về di cư, khi 2 nước đang tìm cách làm sâu sắc thêm các mối quan hệ kinh tế, văn hóa và các mối quan hệ khác sau khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Ngoại trưởng G7 họp mặt tại London chuẩn bị hội nghị thượng đỉnhẤn Độ: Thủ tướng Modi dùng vaccine COVID-19 nội địa, thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng quốc gia

Ông Boris Johnson lúc còn là Ngoại trưởng Anh trong một cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ năm 2017. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu trong cuộc họp báo, ông Sandeep Chakravorty nói rằng hiệp ước sẽ mang đến cơ hội việc làm cho 3.000 chuyên gia trẻ Ấn Độ hàng năm, đổi lại Ấn Độ đồng ý sẽ nhận lại bất kỳ công dân nào đang sinh sống bất hợp pháp tại Anh.

Hiệp ước di cư được đưa ra sau khi hai nước công bố kế hoạch đầu tư trị giá 1 tỷ bảng Anh (1,39 tỷ USD) vào khu vực tư nhân. Các cuộc đàm phán về một thỏa thuận thương mại đầy đủ sẽ bắt đầu vào mùa thu tới.

“Nhiệm vụ của chúng tôi là sẽ nhận lại những công dân Ấn Độ không có giấy tờ tùy thân, hoặc đang gặp nạn ở nước ngoài và không được cấp quốc tịch hoặc giấy phép cư trú”, ông Chakravorty khẳng định.

Bộ Nội vụ Anh cho biết trong một tuyên bố rằng thỏa thuận này nhằm thu hút "những người tốt nhất và sáng giá nhất, và hỗ trợ những người đến Vương quốc Anh thông qua các con đường hợp pháp, đồng thời ngăn chặn việc lạm dụng hệ thống và đẩy nhanh việc loại bỏ những người không có quyền lợi gì ở Anh".

Di cư từ lâu đã trở thành một vấn đề gây căng thẳng giữa hai quốc gia, khi một đề xuất tương tự đã sụp đổ vào năm 2018 do những bất đồng không thể giải quyết được. Vào thời điểm đó, London tuyên bố có khoảng 100.000 người Ấn Độ đang sinh sống bất hợp pháp ở Anh, trong khi New Delhi phản đối con số này.

Mỗi năm có hàng chục nghìn sinh viên Ấn Độ học tập tại Vương quốc Anh, và New Delhi thường phàn nàn về việc thiếu cơ hội việc làm cho những nguời này khi họ hoàn thành chương trình học.

Cũng trong hôm qua, Thủ tướng Anh Boris Johnson và người đồng cấp Ấn Độ Narendra Modi đã có cuộc điện đàm với nỗ lực làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác giữa hai nước trên các lĩnh vực như giáo dục, y tế, khoa học và quốc phòng.

Trong cuộc điện đàm thay thế cho chuyến thăm trực tiếp Ấn Độ vốn đã được lên kế hoạch của Thủ tướng Johnson, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí với “Lộ trình 2030” trong đó chú trọng việc làm sâu sắc hơn mối quan hệ hai nước, nhất là thông qua sự hợp tác giữa các trường đại học về các lĩnh vực nghiên cứu.

“Các thỏa thuận mà chúng tôi đạt được hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ giữa Anh và Ấn Độ”, Thủ tướng Johnson nhấn mạnh.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Giúp người khuyết tật tiếp cận cơ hội việc làm

Muốn người khuyết tật, đối tượng yếu thế hòa nhập cộng đồng, chúng ta cần chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, giải quyết việc làm cho họ. Đó là quan điểm của ông Nguyễn Hữu Phước, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bên cạnh yêu cầu về bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an sinh xã hội cho người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp khác.

Giúp người khuyết tật tiếp cận cơ hội việc làm
Return to top