Thế giới

Canada-Mỹ đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề người di cư

ClockThứ Bảy, 25/03/2023 16:05
Thay đổi mới sẽ được áp dụng trên toàn bộ biên giới Canada-Mỹ và cho phép cả hai nước từ chối tiếp nhận những người xin tị nạn tại các cửa khẩu không chính thức.

Canada 'quá tải' với làn sóng người tị nạn mới

leftcenterrightdel
 Cờ Canada và Mỹ gần Cầu Ambassador tại cửa khẩu biên giới Canada-Mỹ ở Windsor. Nguồn: THE CANADIAN PRESS

Chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau đã đạt được một thỏa thuận được thảo luận từ lâu với Mỹ về vấn đề di cư trái phép, theo đó sẽ cho phép Canada đóng cửa khẩu trái phép trên đường Roxham ở khu vực biên giới chung.

Ngoài ra, Canada sẽ mở cửa cho 15.000 người di cư từ Tây Bán cầu nộp đơn xin nhập cảnh hợp pháp vào nước này.

Thỏa thuận được đưa ra dưới hình thức thay đổi cách áp dụng “Thỏa thuận nước thứ ba an toàn” giữa Canada và Mỹ.

Điều này sẽ chấm dứt lỗ hổng trong thỏa thuận có hiệu lực vào năm 2004 và hiện ngăn cản cơ quan thực thi pháp luật của Canada gửi trả lại những người xin tị nạn vào nước này tại các địa điểm không phải là cửa khẩu nhập cảnh chính thức trên tuyến biên giới chung.

Thay đổi này sẽ được áp dụng trên toàn bộ biên giới Canada-Mỹ và cho phép cả hai nước từ chối tiếp nhận những người xin tị nạn tại các cửa khẩu không chính thức.

Tiến độ đàm phán một thỏa thuận biên giới mới giữa hai nước đã được tăng tốc trước chuyến thăm chính thức đầu tiên của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Canada.

Thỏa thuận sẽ có hiệu lực tức thì sau khi được công bố vì những thay đổi này không cần phải được Quốc hội Mỹ phê chuẩn, mà có thể thông qua bằng một sắc lệnh hành pháp.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên

Hai công ty năng lượng Westinghouse Electric và CORE POWER vừa công bố thỏa thuận hợp tác phát triển nhà máy điện hạt nhân nổi (FNPP), đánh dấu bước tiến mới của Mỹ trong lĩnh vực đang được Nga và Trung Quốc dẫn đầu.

Mỹ thúc đẩy xây nhà máy điện hạt nhân nổi đầu tiên
Return to top