Thế giới

Cameroon triển khai chương trình tiêm phòng sốt rét đầu tiên trên thế giới cho trẻ em

ClockThứ Hai, 22/01/2024 17:19
TTH.VN - Tính đến ngày 22/1, cuộc chiến toàn cầu chống lại bệnh sốt rét đã đạt được một bước tiến mới khi Cameroon triển khai chương trình tiêm vaccine thường quy đầu tiên trên thế giới để chống lại căn bệnh do muỗi truyền.

Mục tiêu không có bệnh sốt rét ở châu Á – Thái Bình Dương nằm trong tầm tayCuộc chiến chống bệnh AIDS, lao và sốt rét đã phục hồi sau COVID, nhưng vẫn chưa đủCam kết để có một khu vực Đông Nam Á không có sốt rétWHO hướng tới loại trừ bệnh sốt rét ở 25 quốc giaBệnh sốt rét có thể được loại bỏ vào năm 2050

Đẩy mạnh tiêm phòng sốt rét cho trẻ là cần thiết để cứu lấy thế hệ tương lai. Ảnh minh họa: Báo Điện tử Chính phủ 

 

Động thái dự kiến sẽ cứu sống hàng chục nghìn trẻ em mỗi năm trên khắp châu Phi.

Với khoảng 40 năm nghiên cứu và phát triển, vaccine RTS,S do nhà sản xuất dược phẩm GSK phát triển đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt nhằm kết hợp với các công cụ hiện có như màn ngủ để chống lại bệnh sốt rét. Được biết ở châu Phi, mỗi năm căn bệnh này đã cướp đi sinh mạng của gần nửa triệu trẻ em dưới 5 tuổi .

Theo Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (Gavi), sau các thử nghiệm thành công, bao gồm cả ở Ghana và Kenya, Cameroon là quốc gia đầu tiên cung cấp tiêm chủng vaccine sốt rét thông qua chương trình tiêm chủng định kỳ mà 19 quốc gia khác dự kiến sẽ triển khai trong năm nay. Khoảng 6,6 triệu trẻ em ở các nước này được nhắm mục tiêu sẽ được tiêm phòng sốt rét cho đến năm 2024 – 2025.

Mohammed Abdulaziz thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC) cho biết: “Chúng tôi đã chờ đợi ngày này từ rất lâu rồi”.

Theo đó, sự cấp bách là vô cùng rõ ràng. WHO nhận định, sự gián đoạn liên quan đến đại dịch COVID-19, cộng với tình trạng kháng thuốc diệt côn trùng gia tăng và nhiều vấn đề khác đã cản trở cuộc chiến chống lại bệnh sốt rét trong những năm gần đây, với số ca nhiễm đã tăng gần 5 triệu trường hợp/năm vào năm 2022.

Nhìn chung, hơn 30 quốc gia trên lục địa châu Phi đã bày tỏ sự quan tâm đến việc ra mắt của vaccine và chính phủ các nước cũng tỏ ra lo ngại về tình trạng thắt chặt nguồn cung. Tuy nhiên, tình trạng thắt chặt nguồn cung đã giảm bớt kể từ khi vaccine thứ hai hoàn thành bước kiểm tra quan trọng vào tháng 12 vừa qua.

Giám đốc Chương trình tiêm chủng và vaccine của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Kate O’Brien cho biết tại một cuộc họp rằng việc tung ra loại vaccine thứ hai “dự kiến sẽ cung cấp đủ vaccine để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cao và tiếp cận được đến hàng triệu trẻ em đang cần nó”.

Giám đốc Chiến lược Chương trình Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) Aurelia Nguyen thông tin, loại vaccine R21 này do Đại học Oxford phát triển có thể sẽ được tung ra thị trường vào tháng 5 hoặc tháng 6. Dù vậy, một số chuyên gia vẫn cho rằng không nên giảm chú ý và giảm mức tài trợ để chống lại kẻ giết người lâu đời này. Việc sử dụng các công cụ phòng chống bệnh sốt rét đã có từ lâu như dùng màn chống muỗi vẫn nên tiếp tục được duy trì dù có tiêm chủng hay không.

Trong một thông tin có liên quan, các chuyên gia y tế cho biết, việc triển khai tiêm chủng nên đi kèm với việc tiếp cận cộng đồng một cách rộng rãi để chống lại bất kỳ sự do dự nào về quyết định tiêm vaccine, đồng thời cũng phải nhấm mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục sử dụng tất cả các biện pháp khác.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người

Theo các chuyên gia, sự phụ thuộc ngày càng tăng của con người vào trí tuệ nhân tạo tạo sinh (GenAI) có thể khiến họ mất đi lợi thế trong việc phát triển các kỹ năng đọc, viết và kỹ năng phân tích quan trọng trong tương lai.

GenAI đe dọa sự phát triển kỹ năng của con người
Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Ngày 26/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an tổ chức hội nghị tập huấn bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Return to top