Thế giới

Cuộc chiến chống bệnh AIDS, lao và sốt rét đã phục hồi sau COVID, nhưng vẫn chưa đủ

ClockThứ Ba, 13/09/2022 14:59
TTH.VN - Theo một báo cáo, các nỗ lực nhằm đối phó với AIDS, bệnh lao và sốt rét đã bắt đầu hồi phục vào năm ngoái sau khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 trong năm 2020, nhưng thế giới vẫn chưa đi đúng hướng để đánh bại những căn bệnh giết người này.

Sẽ có thêm nhiều ca tử vong vì lao, AIDS ở các nước nghèo vì COVID-19Pháp kêu gọi gây quỹ 14 tỷ USD cho Quỹ Toàn cầu phòng, chống AIDS, Lao và Sốt rétCần 14 tỷ USD để chống lại đại dịch AIDS, lao và sốt rét13 tỷ USD thúc đẩy phòng chống AIDS, sốt rét và lao

Xét nghiệm HIV/AIDS tại một cơ sở y tế ở Kigali, Rwanda. Ảnh: THX/TTXVN

Trong báo cáo năm 2022, vừa được công bố hôm qua (12/9), Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét cho biết số người tiếp cận được với các nỗ lực điều trị và phòng ngừa đã tăng trở lại vào năm ngoái sau khi giảm lần đầu tiên sau gần 20 năm vào năm 2020.

Tuy nhiên, ông Peter Sands, Giám đốc Điều hành Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, lao và sốt rét - một liên minh công tư có trụ sở tại Geneva, tiết lộ rằng không phải tất cả mọi tiến bộ đều trở lại như cũ.

“Phần lớn các quốc gia đã thực hiện tốt các nỗ lực để phục hồi sau sự gián đoạn khủng khiếp năm 2020 nhưng chúng ta vẫn chưa đạt đến mức mong muốn. Còn quá nhiều người vẫn đang chết vì những căn bệnh này”, ông Sands nói với Reuters.

Cụ thể, số người được điều trị bệnh lao đã giảm 19% trong năm 2020 xuống còn 4,5 triệu người. Đến năm 2021, con số này đã tăng 12% lên 5,3 triệu người - thấp hơn một chút so với mức hơn 5,5 triệu người được điều trị trước đại dịch. Mặc dù số lượng các chương trình sốt rét và AIDS đã cao vượt mức năm 2019, nhưng tác động của đại dịch vẫn khiến các nước đi chệch hướng trong mục tiêu xóa sổ các căn bệnh này vào năm 2030.

Đồng thời, ông Sands cũng cảnh báo rằng tác động của cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu - vốn đang trầm trọng hơn do cuộc xung đột ở Ukraine, sẽ khiến tình hình ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Các bệnh truyền nhiễm thường gây tử vong nhiều hơn cho những người có cơ thể suy yếu do suy dinh dưỡng, và những người này cũng không đáp ứng tốt với các nỗ lực điều trị hoặc phòng ngừa. Do đó, ông Sands cho rằng “nhiều khả năng” Quỹ sẽ phải làm việc với các đối tác để cung cấp hỗ trợ dinh dưỡng nhiều hơn nữa, từ đó có thể tiếp tục cứu sống nhiều người.

Báo cáo ước tính rằng hoạt động của Quỹ phối hợp với các quốc gia đã cứu sống được khoảng 50 triệu sinh mạng kể từ khi thành lập vào năm 2002. Từ tháng 3/2020, Quỹ đã chi 4,4 tỷ USD để giảm thiểu tác động của COVID-19 đối với các lĩnh vực chủ chốt và chống đại dịch.

Để tiếp tục hoạt động, Quỹ Toàn cầu hiện đang đặt mục tiêu huy động 18 tỷ USD cho chu kỳ tài trợ 3 năm tiếp theo từ các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự và khu vực tư nhân. Được biết, Quỹ hiện đã huy động được hơn 1/3 con số mục tiêu và dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị kêu gọi quyên góp vào tuần tới, do Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì.

BẢO NGHI (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan

Ngày 21/12, tại di tích Hải Vân Quan, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao TP. Đà Nẵng tổ chức lễ Công bố hoàn thành dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị Di tích Quốc gia Hải Vân Quan.

Công bố hoàn thành Dự án Bảo tồn, tu bổ di tích Hải Vân Quan
Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư

Các dự án (DA) đê ngầm giảm sóng và kè chống sạt lở trong bờ đang từng bước giúp phục hồi đường bờ biển và hình thành bãi biển ổn định, nhằm bảo vệ an toàn cho người dân tại các khu dân cư tập trung và phát triển du lịch địa phương.

Phục hồi đường bờ biển, bảo vệ khu dân cư
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Return to top