Thế giới
NGÀNH GIÁO DỤC HẬU COVID-19:

Các trường học sẽ số hóa nhiều hơn

ClockThứ Hai, 30/03/2020 20:56
TTH - Hàng tỷ trẻ em phải nghỉ học, ở nhà trong bối cảnh thế giới đang tăng tốc nỗ lực để đối phó với một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với nền văn minh nhân loại. Sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến cuộc sống thường nhật tại ít nhất 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến các cơ quan chức năng áp dụng lệnh phong toả tại hàng trăm thành phố trên thế giới.

63 tỉnh, thành phố tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến hết ngày 15/3

Một trường học ở Philippines được thực hiện phun khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Ảnh minh hoạ: THX/TTXVN

Hơn 1,5 tỷ học sinh phải nghỉ học, khi 165 quốc gia áp đặt lệnh đóng cửa trường học trên toàn quốc, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Cuộc khủng hoảng dẫn đến việc đóng cửa các trường học ở một quy mô chưa từng có, khiến cả thế giới phải tìm kiếm câu trả lời về cách đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau trong những thời điểm thử thách này.

Trong khi việc đóng cửa trường học ở một số quốc gia chỉ mới được áp dụng gần đây, động thái này đã diễn ra ở các quốc gia khác trong nhiều tuần, nhấn mạnh sự cần thiết phải thực hiện những bước đi cụ thể để đảm bảo việc học không bao giờ phải ngưng lại.

Khoảng cách kỹ thuật số

Với hơn 87% học sinh, sinh viên trên toàn cầu nghỉ học, nhiều tổ chức đang sử dụng các phương pháp trực tuyến để bù đắp thời gian học tập bị gián đoạn. Các Chính phủ đang cung cấp trợ cấp cho việc mua máy tính và truy cập internet, trong khi nhiều trường học và tổ chức giáo dục cho học sinh, sinh viên mượn máy tính xách tay và thiết bị kỹ thuật số để sử dụng trong cuộc khủng hoảng.

Tuy nhiên, khoảng cách kỹ thuật số quá rộng để có thể lấp đầy trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, ngay cả đối với một trong những thành phố phát triển nhất như thành phố New York (Mỹ), nơi có khoảng 300.000 sinh viên không thể tiếp cận với thiết bị điện tử, theo ông Richard Carranza, Giám đốc Sở Giáo dục New York.

Để giải quyết vấn đề này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) đã ra mắt Liên minh Giáo dục Toàn cầu, tập hợp các đối tác đa phương và khu vực tư nhân để hỗ trợ các quốc gia triển khai những hệ thống học tập từ xa, và tạo điều kiện cho cơ hội học tập đối với trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn gián đoạn giáo dục đột ngột và chưa từng có này.

Kỹ thuật số chính là tương lai?

Sự bùng phát của dịch bệnh đã đưa số hóa vào hệ thống giáo dục ở quy mô nhanh hơn và rộng hơn nhiều so với những suy nghĩ trước đây, nhưng điều đó cũng cho thấy khoảng cách kỹ thuật số đang tồn tại, ngay cả ở các quốc gia phát triển. Ngoài ra, việc đưa trẻ em trở lại trường một cách an toàn vẫn là lựa chọn tốt nhất cho sự giáo dục của trẻ.

Tuy nhiên, trong bối cảnh đại dịch, các tổ chức giáo dục trên toàn thế giới đang được thúc đẩy để tìm kiếm giải pháp đổi mới sáng tạo trong một khoảng thời gian tương đối ngắn. Mặc dù còn quá sớm để đánh giá các phản ứng đối với đại dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng chính xác như thế nào đến hệ thống giáo dục trong tương lai, giáo dục kỹ thuật số chắc chắn sẽ bùng nổ, được hỗ trợ bởi những tổ chức giáo dục đã nhận ra hiệu quả của giáo dục kỹ thuật số trong cuộc khủng hoảng.

Với giáo dục kỹ thuật số, các bài kiểm tra thường xuyên có thể được thao tác trực tuyến và những bài tập trong kỳ nghỉ hè có thể thực hiện tương tác, nhưng vẫn sẽ mất nhiều thời gian hơn để giáo dục kỹ thuật số ngang bằng với việc học trên lớp truyền thống.

Thế giới dường như chưa sẵn sàng cho việc học ngoài trường ở quy mô lớn, nhưng ngành giáo dục hậu COVID-19 sẽ được hỗ trợ nhiều hơn từ phương pháp này, mở đường cho việc áp dụng những sáng tạo đổi mới và cách tiếp cận mới.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Vừa hồng, vừa chuyên"

Với học sinh và sinh viên (HSSV), Ngày truyền thống HSSV (9/1) hàng năm là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang, hào hùng của các thế hệ HSHV trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

“Vừa hồng, vừa chuyên
Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học

Đó là mục tiêu của hội thảo “Quảng bá kết quả dự án Phát triển chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Chính sách và Pháp luật Môi trường” (CCP-Law) do Đại học Huế tổ chức sáng 7/1.

Nâng cao năng lực các cơ sở giáo dục đại học
Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã từng đi qua chiến tranh, thấy được giá trị của sự độc lập, tự do, Hội Cựu chiến binh (CCB) trong toàn tỉnh luôn xác định, để khơi dậy truyền thống yêu nước, yêu quê hương cho thế hệ trẻ phải chính bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Chăm lo, giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ
Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục

Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục ở các cấp học và đẩy mạnh triển khai chủ trương đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT), TP. Huế tăng cường đầu tư cơ sở vật chất (CSVC), hạ tầng trường lớp, xứng đáng là lá cờ đầu trong lĩnh vực GD&ĐT của tỉnh.

Hoàn thiện hạ tầng cho ngành giáo dục
Return to top