Thế giới

Các quan chức APEC họp bàn thúc đẩy hợp tác hướng tới phục hồi khu vực

ClockThứ Ba, 14/11/2023 06:53
TTH - Từ lâu được coi là cửa ngõ vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương, các quan chức cấp cao vừa khởi động Tuần lễ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) với hàng loạt các cuộc họp và hoạt động tại San Francisco (Mỹ), tạo tiền đề cho thương mại và đầu tư sáng tạo, bền vững và toàn diện hơn trong khu vực.

Tăng cường mối quan hệ, đương đầu với thách thức toàn cầuĐổi mới sáng tạo và công nghệ - Chìa khóa xây dựng hệ thống lương thực linh hoạtCác quan chức thương mại APEC nhất trí về thương mại toàn diện hơnAPEC 2023: Tạo dựng một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người

 Tuần lễ Cấp cao APEC 2023 diễn ra tại San Francisco (Mỹ) Ảnh minh họa: Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
 

Hiện diễn đàn đang diễn ra, trong đó tập hợp tất cả các chính sách và sáng kiến kinh tế được thúc đẩy bởi chủ đề bao quát của Mỹ là “Tạo ra một tương lai kiên cường và bền vững cho tất cả mọi người”.

Theo các chuyên gia, các cuộc thảo luận chính sách và sáng kiến mới đã đạt được trong năm nay đang tạo tiền đề cho các nhà lãnh đạo kinh tế đạt được nhiều cam kết hơn khi tham gia Diễn đàn APEC 2023 lần này.

“Ở mỗi bước đi, chúng ta đều sẽ tìm thấy điểm chung và sự đồng thuận về các ưu tiên chính sách quan trọng đang đưa nền kinh tế của chúng ta tiến lên phía trước”, Chủ tịch Nora Todd chia sẻ khi nhấn mạnh các kết quả chính sách như Nguyên tắc và Khuyến nghị của Detroit về Bình đẳng và Hòa nhập, cũng như Các nguyên tắc Chuyển đổi Năng lượng Công bằng, Không ràng buộc cho Hợp tác APEC.

Được biết, các chuyên gia và bộ trưởng đã và đang làm việc cùng nhau để chứng minh tầm quan trọng của APEC trên các lĩnh vực và trên toàn khu vực.

Có thể nói rằng, việc tổ chức Diễn đàn APEC là cơ hội không chỉ để giới thiệu nước Mỹ đến 20 nền kinh tế APEC sẽ ghé thăm, mà còn để giới thiệu APEC với Mỹ.

Đặt kết nối là một trong những ưu tiên của APEC 2023, cây Cầu Cổng Vàng (Golden Gate Bridge) ở San Francisco được xem như một biểu tượng để thể hiện tầm quan trọng của kết nối doanh nghiệp và kết nối giữa người với người giữa các nền kinh tế thành viên APEC. Điều này được thể hiện rõ nhất khi mỗi năm ghi nhận hơn 100 tỷ USD giao dịch vận chuyển hai chiều lưu chuyển giữa cảng San Francisco và các nền kinh tế APEC và phần lớn trong số đó đi qua cây Cầu Cổng Vàng này.

Theo Chủ tịch Nora Todd, hình ảnh Cầu Cổng Vàng tô điểm cho biểu tượng Tuần lễ Diễn đàn APEC thể hiện sự kết nối giữa các nền kinh tế APEC và khả năng phục hồi của khu vực. Đó chính là lý do vì sao Cầu Cổng Vàng là tên gọi tuyên bố của các nhà lãnh đạo khu vực trong năm nay.

Trong một nhận định có liên quan, chính sự gần gũi của San Francisco với các công ty tiên tiến có trụ sở tại Thung lũng Silicon cũng khiến thành phố này trở thành đối tác lý tưởng để thúc đẩy sự tập trung của APEC vào thương mại và đầu tư, đổi mới và số hóa, cũng như thúc đẩy tính bền vững và hòa nhập.

Thúc đẩy phát triển châu Á – Thái Bình Dương toàn diện hơn để thể hiện ý nghĩa của APEC chính là lý do để lãnh đạo các nước có mặt ở San Francisco năm nay. Sự có mặt và thảo luận thúc đẩy hợp tác này sẽ chứng minh cho thành phố San Francisco, Tiểu bang California, Mỹ và thế giới thấy rằng thông qua hợp tác và cộng tác giữa các nước, chúng ta có thể mang lại kết quả thật sự như thế nào.

Bên cạnh đó, Tổng thống Joe Biden, Chủ tịch Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC 2023 cũng bày tỏ mong muốn được làm việc với tất cả các nhà lãnh đạo kinh tế để minh họa cách các ưu tiên chính sách của APEC đang mang lại lợi ích thực sự cho người lao động, gia đình và doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ APEC)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương:
Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm

Khối lượng cho vay của khu vực châu Á - Thái Bình Dương bên ngoài Nhật Bản đang chuẩn bị cho sự phục hồi vào năm 2025, nhờ hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) và môi trường lãi suất thuận lợi, sau khi giảm trong 3 năm liên tiếp.

Các khoản vay dự kiến phục hồi vào năm 2025 sau 3 năm giảm
Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới

Sáng 4/1, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị công bố Nghị quyết của Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động triển khai Kết luận của Bộ Chính trị về xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế tại Việt Nam do Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng phối hợp tổ chức.

Khẩn trương xây dựng Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế thực chất, hiệu quả, tạo động lực phát triển mới
Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển

Dù mới đi vào hoạt động chính thức chưa đầy nửa năm, song với việc phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, nay là thành phố Huế (Trung tâm) đã và đang có những đóng góp quan trọng trong hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp (DN) xúc tiến thương mại, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan.

Cầu nối thúc đẩy doanh nghiệp phát triển
Return to top