Thế giới

Bộ trưởng Tài chính Mỹ: GDP sụt giảm không có nghĩa là nền kinh tế đã rơi vào suy thoái

ClockThứ Sáu, 29/07/2022 15:09
Ngày 28/7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, việc Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ sụt giảm trong quý II/2022 là minh chứng cho thấy sự suy giảm là không thể tránh khỏi, nhưng nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn duy trì được sức mạnh trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về việc làm.

FED để ngỏ khả năng đẩy nhanh việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phátFed tuyên bố tăng lãi suất để chống lạm phát kỷ lục tại MỹMỹ: Fed thông báo tiếp tục duy trì chính sách lãi suất thấp

Hàng hóa bày bán tại một siêu thị ở St. Louis, Missouri, Mỹ. Ảnh: Reuters/TTXVN

Số liệu do Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày 28/7 cho thấy GDP của nước này trong quý II vừa qua đã giảm 0,9% so với cùng kỳ năm trước, trái ngược hoàn toàn với dự báo tăng 0,3% từ Dow Jones. Nói một cách đơn giản, nền kinh tế Mỹ sẽ thu hẹp gần 1% nếu tốc độ tăng trưởng của quý II kéo dài cả năm. Trước đó trong quý I/2022, kinh tế Mỹ đã giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021.

Trong cuộc họp báo cùng ngày, bà Yellen không loại trừ khả năng Mỹ rơi vào suy thoái kinh tế khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) và chính quyền Tổng thống Biden cố gắng giảm lạm phát từ mức cao nhất trong 40 năm, nhưng không đề cập tới một cuộc suy thoái đang diễn ra sau hai quý GDP liên tiếp sụt giảm.

Bà Yellen nói: "Hầu hết người Mỹ có định nghĩa giống nhau về suy thoái - mất việc làm đáng kể và sa thải hàng loạt, doanh nghiệp đóng cửa, hoạt động của khu vực tư nhân chậm lại đáng kể, ngân sách gia đình căng thẳng… mới cho thấy sự suy yếu toàn diện của nền kinh tế. Và đó không phải là những gì chúng ta đang thấy ở hiện tại".

Ông Mike Loewengart, Giám đốc điều hành chiến lược đầu tư của E-Trade, cho biết: “Mặc dù chắc chắn có mặt tiêu cực từ báo cáo GDP, nhưng hãy nhớ rằng mức giảm 1% là tương đối nhỏ và ủng hộ ý tưởng rằng bất kỳ khả năng suy thoái nào xảy ra cũng sẽ nhẹ nhàng”.

Nhiều người quan niệm suy thoái kinh tế là khi có hai quý liên tiếp tăng trưởng kinh tế âm. Song sự suy thoái mang nhiều sắc thái hơn thế. Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ, cơ quan đánh giá suy thoái chính thức, sẽ xem xét một số yếu tố bổ sung.

Theo TTXVN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF):
Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu

Thị trường việc làm toàn cầu đang chuẩn bị cho một sự chuyển đổi đáng kể vào năm 2030, khi nhiều việc làm phải đối mặt với sự gián đoạn, theo Báo cáo Tương lai của việc làm tháng 1/2025, vừa được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố.

Những dự báo mới nhất về tương lai của việc làm toàn cầu
Xu thế việc làm trong thời kỳ số

Cán cân giữa lao động chính thức và phi chính thức đang có sự dịch chuyển không chỉ phạm vi cả nước mà ngay ở địa phương. Nhất là khi có nhiều ngành nghề mới hình thành trong thời đại công nghệ số, người lao động càng phải chủ động, thích ứng, tự học để duy trì công việc và thu nhập ổn định.

Xu thế việc làm trong thời kỳ số
Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương

Theo phân tích vừa được đưa ra trong dịp năm mới 2025 của công ty tư vấn bất động sản toàn cầu Institutional Real Estate (IREI), thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương được dự báo ​​sẽ chứng kiến ​​sự tăng trưởng đáng kể trong năm nay, được thúc đẩy bởi sự suy giảm lãi suất toàn cầu và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) mạnh mẽ của khu vực.

Đông Nam Á sẽ tiếp tục dẫn đầu thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương
Return to top