Thế giới

Ashgabat là thành phố đắt đỏ nhất để làm việc ở nước ngoài

ClockThứ Sáu, 25/06/2021 07:12
TTH.VN - Theo một báo cáo thường niên do Công ty quản lý tài sản Mercer công bố, thành phố đắt đỏ nhất để sinh sống và làm việc ở nước ngoài vào năm 2021 là Ashgabat, thủ đô của Turkmenistan, một quốc gia ở khu vực Trung Á.

Auckland (New Zealand) là thành phố đáng sống nhất thế giới“Quốc gia hạnh phúc nhất thế giới” tìm kiếm người di cưSingapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất khu vực châu Á

Trong bảng xếp hạng năm nay, Hồng Kông, Trung Quốc không còn là thành phố đắt đỏ nhất thế giới đối với người nước ngoài. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Cụ thể, Ashgabat đã tăng 1 bậc so với bảng xếp hạng chỉ số chi phí sinh hoạt tại các thành phố trong năm 2020 của Mercer. Ashgabat thay đổi vị trí trong bảng xếp hạng với Hồng Kông (Trung Quốc), nơi đã dẫn đầu bảng xếp hạng này trong 3 năm trước đó.

Bảng xếp hạng năm 2021 của Mercer đã xếp hạng chi phí sinh hoạt ở 209 thành phố trên thế giới, bằng cách so sánh chi phí của hơn 200 mặt hàng ở mỗi địa điểm, bao gồm thực phẩm, đồ gia dụng, phương tiện đi lại và nhà ở.

Đối với thành phố thủ đô của Turkmenistan, chuyên gia Kate Fitzpatrick tại Mercer khu vực Vương quốc Anh và Ireland nhấn mạnh rằng, lạm phát đã tăng 11% và “việc thiếu ngoại tệ trong nước đã ảnh hưởng đến sự sẵn có và chi phí của các mặt hàng tạp hóa cơ bản”.

Đáng chú ý trong bảng xếp hạng năm nay, thủ đô Beirut của Lebanon trở thành thành phố đắt đỏ thứ 3 đối với người nước ngoài. Thành phố này đã tăng đến 42 bậc trong bảng xếp hạng năm 2021, bởi suy thoái kinh tế nghiêm trọng và sâu rộng do sự leo thang của một số cuộc khủng hoảng, bao gồm cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất của quốc gia này, đại dịch COVID-19, và vụ nổ Cảng Beirut trong năm 2020.

Trong khi đó, Bishkek, thủ đô của Kyrgyzstan được Mercer xếp hạng là thành phố ít đắt đỏ nhất đối với người nước ngoài.

Dưới đây là danh sách 10 thành phố đắt đỏ nhất đối với người nước ngoài, theo phát hiện của Mercer:

  1. Ashgabat, Turkmenistan
  2. Hồng Kông, Trung Quốc
  3. Beirut, Lebanon
  4. Tokyo, Nhật Bản
  5. Zurich, Thụy Sĩ
  6. Thượng Hải, Trung Quốc
  7. Singapore, Singapore
  8. Geneva, Thụy Sĩ
  9. Bắc Kinh, Trung Quốc
  10. Bern, Thụy sĩ

Lê Thảo (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt

Sáng 2/1, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương; các Phó Chủ tịch UBND thành phố Huế: Phan Quý Phương, Hoàng Hải Minh đã đến thăm, động viên, kiểm tra không khí làm việc tại 2 quận Thuận Hoá và Phú Xuân.

Nhanh chóng thích ứng, đảm bảo vận hành thông suốt
Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương

Chủ tịch UBND tỉnh vừa có Kế hoạch về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy các sở, ngành cấp tỉnh; trong đó yêu cầu đơn vị liên quan chuẩn bị đầy đủ điều kiện cần thiết để sắp xếp tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVC-NLĐ) khi có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Tinh gọn bộ máy thành phố trực thuộc Trung ương
Return to top