Thế giới
Bảng xếp hạng của IMD:

Singapore là nền kinh tế cạnh tranh nhất khu vực châu Á

ClockThứ Sáu, 18/06/2021 08:01
TTH.VN - Theo kết quả Bảng xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Thế giới vừa được công bố vào ngày 17/6, Singapore đã tụt hạng từ vị trí dẫn đầu là nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới, xuống vị trí thứ 5; tuy nhiên, đây vẫn là nền kinh tế cạnh tranh hàng đầu của khu vực châu Á.

Vượt qua Mỹ, Singapore trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giớiNhiều nước ASEAN lạc quan về năng lực cạnh tranh

Singapore dẫn đầu về yếu tố hiệu quả kinh tế, 1 trong 4 yếu tố của bảng xếp hạng thế giới. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trước đó, Singapore đã được xếp hạng đầu tiên trong bảng xếp hạng 2 năm qua của Viện Phát triển Quản lý (IMD), cơ quan có trụ sở tại Thụy Sĩ và Singapore.

Trong bảng xếp hạng năm 2021, Thụy Sĩ đứng vị trí đầu bảng, tiếp theo lần lượt là Thụy Điển, Đan Mạch, và Hà Lan.

IMD cho biết: “Singapore đứng đầu về yếu tố hiệu quả kinh tế, 1 trong 4 yếu tố của bảng xếp hạng; song, nền kinh tế này lại tụt xuống thứ 9 về hiệu quả kinh doanh toàn cầu, và thứ 11 về cơ sở hạ tầng toàn cầu". Nền kinh tế Singapore đối mặt với vấn đề về tình trạng mất việc làm, thiếu năng suất và tác động kinh tế từ đại dịch COVID-19. Tương tự như các nền kinh tế cũng tụt hạng khác, Singapore đã chứng kiến sự sụt giảm về hoạt động kinh tế, đặc biệt là sự sụt giảm mạnh trong tăng trưởng việc làm, cũng như sự tồi tệ đáng kể về tài chính công do thâm hụt Chính phủ và nợ công gia đều gia tăng.

Dù vậy, Singapore đã làm tốt về thương mại quốc tế và cơ sở hạ tầng công nghệ, bằng chứng là nền kinh tế này đứng đầu về cả 2 yếu tố đó; đồng thời cũng được xếp hạng cao về luật kinh doanh và đầu tư quốc tế.

Trong một phát biểu, Bộ trưởng Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, ông Gan Kim Yong nhận định: “Xếp hạng của IMD cho thấy, chúng ta đang phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu gia tăng... Chúng ta phải liên tục cố gắng để cung cấp một môi trường, nơi các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh và tạo ra nhiều việc làm tốt cho người dân. Chúng ta cũng cần duy trì một trung tâm mở cửa và kết nối dành cho các doanh nghiệp và nhân tài toàn cầu. Các doanh nghiệp Singapore phải có khả năng tìm kiếm những cơ hội mới và sự chuyển đổi. Người lao động cần liên tục nâng cao kỹ năng để duy trì sự phù hợp. Chính phủ sẽ xem xét báo cáo của IMD và nâng cao năng lực cạnh tranh của chúng ta".

Được biết, Bảng xếp hạng Năng lực Cạnh tranh Thế giới của IMD xếp hạng 64 nền kinh tế, thông qua những dữ liệu thống kê và phản hồi từ những cuộc khảo sát trên các Giám đốc Điều hành.

Bảng xếp hạng cho thấy, các nền kinh tế hoạt động hàng đầu được đặc trưng bởi mức độ đầu tư khác nhau vào đổi mới, các hoạt động kinh tế đa dạng và chính sách công hỗ trợ. Sức mạnh trong các lĩnh vực này trước đại dịch COVID-19 đã cho phép những nền kinh tế này giải quyết tác động kinh tế từ cuộc khủng hoảng một cách hiệu quả hơn.

IMD cho biết thêm, trong số các nền kinh tế ở khu vực châu Á, Trung Quốc đã có bước nhảy vọt lớn nhất, lên vị trí thứ 16. Ông Arturo Bris, Giám đốc Trung tâm Cạnh tranh Thế giới thuộc IMD, đơn vị thực hiện bảng xếp hạng nói rằng: "Trung Quốc, bằng cách tiếp tục giảm nghèo và thúc đẩy cơ sở hạ tầng và giáo dục, đã tăng cường khả năng thăng hạng trong bảng xếp hạng".

Ngoài ra, Malaysia, được xếp ở vị trí thứ 25, cũng là một trong những nền kinh tế vươn lên về năng lực cạnh tranh, nhờ sự cải thiện về hiệu quả kinh doanh của khu vực tư nhân và tài chính công tương đối mạnh mẽ, bất chấp sự gián đoạn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Trong khi đó, Hồng Kông (Trung Quốc) đứng ở vị trí thứ 7 do hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh doanh và cơ sở hạ tầng giảm nhẹ, nhưng vẫn ở vị trí dẫn đầu về hiệu quả hoạt động của Chính phủ.

Philippines cũng tụt hạng xuống vị trí thứ 52, do một số chỉ số liên quan đến nền kinh tế trong nước, thị trường việc làm, tài chính công và năng suất của các doanh nghiệp trong khu vực tư nhân giảm sút.

Nhìn chung, bảng xếp hạng chỉ ra rằng, đổi mới là nền tảng của hiệu suất dài hạn, với giáo dục và các yếu tố khác thúc đẩy cả nghiên cứu và lực lượng lao động hiệu quả. Singapore, Thụy Sĩ và các nền kinh tế Bắc Âu đã làm tốt ở khía cạnh này. Các nền kinh tế tiên tiến kỹ thuật số, trong đó đã chuyển đổi một cách liền mạch sang hình thức làm việc từ xa, cũng phát triển mạnh so với các nền kinh tế khác; trong số đó, Singapore dẫn đầu trong lĩnh vực này.

Qua đó, IMD khẳng định: “Các xu hướng toàn cầu được chứng kiến trong bảng xếp hạng cho thấy tầm quan trọng của đổi mới, số hóa nền kinh tế, các lợi ích phúc lợi và sự gắn kết xã hội. Các nền kinh tế cạnh tranh đã thành công trong việc chuyển đổi sang thói quen làm việc từ xa, đồng thời cũng cho phép triển khai hình thức học tập từ xa. Và, giải quyết tình trạng thất nghiệp là điều cơ bản".

Lê Thảo (Lược dịch từ Straits Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CÔNG NGHỆ SẠCH TẠI CHÂU Á:
Làn sóng của tương lai

Khi cuộc đua toàn cầu hướng tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0 đang diễn ra, thì đầu tư vào công nghệ sạch thiết yếu để hỗ trợ xu hướng đó cũng phát triển theo.

Làn sóng của tương lai
Ngân hàng Thế giới: Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai

Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (World Bank), các nền kinh tế đang phát triển - chiếm 60% tăng trưởng toàn cầu - được dự đoán sẽ có triển vọng tăng trưởng dài hạn yếu nhất kể từ năm 2000. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu ổn định trong 2 năm tới, các nền kinh tế đang phát triển dự kiến sẽ tiến triển chậm hơn trong việc bắt kịp mức thu nhập của các nền kinh tế tiên tiến.

Ngân hàng Thế giới Các nền kinh tế đang phát triển sẽ đối mặt nhiều thách thức trong tương lai
Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng

Kể từ ngày 7/1, khi các vụ cháy rừng nghiêm trọng hoành hành khắp khu vực Los Angeles (Mỹ), hơn 100.000 người đã phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc. Ước tính ban đầu cho thấy, tổn thất được hưởng bảo hiểm có thể lên tới 20 tỷ USD và tổng thiệt hại kinh tế có khả năng sẽ chạm mốc 57 tỷ USD.

Xây dựng nền kinh tế tuần hoàn để giải quyết nguy cơ cháy rừng gia tăng
Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN

Hãng tin CNA dẫn lời Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cho biết, tình hình địa chính trị phức tạp là động lực “mạnh mẽ và to lớn”, thúc đẩy các thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tăng cường quan hệ hợp tác và mối quan hệ giữa Singapore và Malaysia có thể là nền tảng quan trọng để thực hiện mục tiêu này.

Mối quan hệ Singapore - Malaysia có thể là nền tảng củng cố ASEAN
Return to top