Thế giới

ASEAN – Thiên đường cho sự ổn định trong bối cảnh toàn cầu bất ổn

ClockThứ Hai, 22/05/2023 14:55
TTH.VN - Dựa trên các nguyên tắc trung lập và một khu vực hoà bình, tự do, tự chủ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã mang lại sự ổn định cho khu vực trong bối cảnh môi trường toàn cầu đầy biến động.

Indonesia thúc đẩy sáng kiến chống khủng bố tại diễn đàn ASEANASEAN phải tiếp tục hội nhập khu vực trong thế giới ngày càng khó khănThủ tướng Singapore kêu gọi ASEAN hợp tác hướng tới mạng lưới điện chungEU-ASEAN thúc đẩy hợp tác về chính sách cạnh tranh và thực thiHội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số

leftcenterrightdel
 Lãnh đạo các nước thành viên chụp ảnh cùng nhau tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42, diễn ra vừa qua tại Indonesia. Ảnh minh hoạ: VGP/Báo Điện tử Chính phủ

Trong môi trường ổn định đó, mỗi quốc gia thành viên đã thực hiện những thay đổi kinh tế và xã hội để không chỉ nâng cao phúc lợi xã hội và điều kiện kinh tế, mà còn giúp khu vực trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn.

Indonesia, Việt Nam và Malaysia đã thu hút nhiều khoản đầu tư lớn, cùng lúc Singapore tiếp tục hưởng lợi từ sự thịnh vượng ngày càng tăng trong khu vực, nhờ vị trí chiến lược trong thương mại hàng hoá và dịch vụ toàn cầu.

Các chuyên gia nhận định, ASEAN có vị trí chiến lược trên các tuyến thương mại giữa châu Âu và Viễn Đông. Vị trí này làm cho eo biển Malacca trở thành một tuyến đường hàng hải bận rộn, trong khi Biển Đông cũng thu hút sự chú ý của các siêu cường, bao gồm cả Mỹ.

Sự kiện Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 vừa qua của các nhà lãnh đạo ASEAN, diễn ra tại Indonesia là phù hợp nhất với tốc độ tăng trưởng kinh tế to lớn mà nước này nhận được dưới thời Tổng thống Joko Widodo.

Cuộc họp sẽ thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia thành viên.

Cụ thể, Malaysia đã và đang được hưởng lợi từ dòng lao động Indonesia trong các ngành sử dụng nhiều lao động, chẳng hạn như nông nghiệp và xây dựng, cũng như dịch vụ người giúp việc.

Những yếu tố liên quan đến phúc lợi của người lao động Indonesia tại Malaysia được dự đoán là rất tốt cho quan hệ song phương hai nước.

Có thể nhận thấy rằng các quốc gia thành viên đã và đang khai thác lợi ích song phương vì lợi ích của khu vực, đồng thời hoạch định chiến lược cho lợi ích khu vực thông qua các thoả thuận.

Hợp tác biên giới giữa Campuchia và Thái Lan, hợp tác cơ sở hạ tầng với Singapore và các thoả thuận song phương được thiết lập giữa các nước có thể xây dựng sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên.

Về vấn đề của Myanmar, tiếp tục hợp tác với chính quyền nước này trên cơ sở tin tưởng và tôn trọng, cũng như không can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia thành viên sẽ khuyến khích chính quyền Myanmar thực hiện dân chủ hoá và tôn trọng nhân quyền.

Vào những năm 1960, Myanmar rất giàu tài nguyên thiên nhiên và có nhiều chính sách, cũng như thể chế để đưa nước này lên một tầm cao mới. Hiện đất nước cần khôi phục các chính sách và quản trị kinh tế - xã hội công phù hợp với các tiêu chuẩn và kỳ vọng của thế giới.

Cùng với đó, ASEAN nên tiếp tục tập trung vào hợp tác kinh tế - xã hội. Triển vọng duy trì một khu vực kinh tế phát triển nhanh của ASEAN là rất rõ ràng, nhờ sự tôn trọng lẫn nhau của các bên.

Thành công của ASEAN là kết quả của cam kết của các nhà lãnh đạo đối với lý tưởng ban đầu của khối khu vực.

Thế hệ trẻ cần phải nhận thức rõ hơn về tính ASEAN của mình để đảm bảo rằng ASEAN tiếp tục phát triển và người dân có thể đạt được cuộc sống thịnh vượng như mình mong muốn, một giáo sư tại Đại học Malaya (Malaysia) chia sẻ.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Return to top