Thế giới

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 sẽ thảo luận về hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số

ClockThứ Ba, 09/05/2023 19:22
TTH.VN - Với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN và Tổng Thư ký ASEAN, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 chính thức diễn ra trong hai ngày 10/5 - 11/5 tại khu du lịch Labuan Bajo trên đảo Flores, Indonesia, sẽ thảo luận về các diễn biến quốc tế và khu vực, cũng như hợp tác kinh tế xanh và kỹ thuật số, tin từ CNA cho biết.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42Lãnh đạo 11 nước sẽ tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN 42Chương trình nghị sự của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 ở Indonesia

leftcenterrightdel
 Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 trong hai ngày 10/5 - 11/5 tại Indonesia sẽ thảo luận về nhiều vấn đề quốc tế và khu vực. Ảnh: AFP/TTXVN

Đây sẽ là hội nghị đầu tiên trong số hai hội nghị thượng đỉnh do Indonesia đăng cai với tư cách là nước Chủ tịch của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm nay. Hai hội nghị thượng đỉnh thường được tổ chức riêng rẽ, một vào đầu năm và hội nghị thứ hai vào cuối năm.

Với chủ đề “Các vấn đề của ASEAN: Tâm điểm của tăng trưởng”, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 nhấn mạnh một “chương trình nghị sự thực chất và hướng tới tương lai”, nhất là trong các lĩnh vực như hội nhập kinh tế và nỗ lực xây dựng cộng đồng nhằm đảm bảo sự thống nhất và tăng trưởng của ASEAN.

Các nhà lãnh đạo cũng sẽ xem xét tiến trình của ASEAN và thảo luận các cách thức thúc đẩy hợp tác trong các nền kinh tế xanh và kỹ thuật số. Đồng thời, hội nghị sẽ thảo luận về tình hình địa chính trị, “với quan điểm duy trì vai trò trung tâm của ASEAN trong một cấu trúc khu vực mở, toàn diện và ổn định”, thông cáo cho biết thêm.

Các cuộc thảo luận dự kiến cũng sẽ đề cập đến các diễn biến quốc tế và khu vực, trong đó có tình hình ở Myanmar.

Cũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 42, Chủ tịch ASEAN Indonesia sẽ phác thảo một tuyên bố về tầm nhìn cho năm 2045, nhằm tăng cường khả năng làm việc cùng nhau của các nước trong khu vực và củng cố vai trò quốc tế của khối. Ngoài ra, việc soạn thảo lộ trình trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN cho Timor-Leste và đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông cũng sẽ được thảo luận tại hội nghị.

Indonesia cũng cho biết nạn buôn người sẽ là một trong những vấn đề chính được bàn thảo trong các cuộc họp, giữa bối cảnh các nước ASEAN ngày càng lo ngại về sự gia tăng vấn nạn này trong khu vực.

Được biết, các nhà lãnh đạo ASEAN sẽ tham dự 8 cuộc họp dưới hình thức toàn thể và họp kín, với 7 trong số đó sẽ do Tổng thống Indonesia Joko Widodo chủ trì.

Hội nghị lần này sẽ đi kèm với các sự kiện bên lề được gọi là “lễ hội của người dân”. Những hoạt động này sẽ bao gồm lễ hội đường phố, chợ ẩm thực, trình diễn thời trang và biểu diễn văn hóa, nhằm nâng cao hình ảnh của đảo Flores như một điểm đến du lịch.

Theo TTXVN, vào lúc 14h20 ngày 9/5 (giờ địa phương), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu Việt Nam đã tới sân bay Labuan Bajo, Indonesia, bắt đầu tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 42 và hoạt động liên quan. 
BẢO NGHI (Lược dịch từ CNA)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế đang phát triển: Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1.000 tỷ USD

Dữ liệu mới vừa được Tổ chức Thương mại và Phát triển Liên hợp quốc (UNCTAD) công bố cho thấy, xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số toàn cầu năm 2023 đã đạt tổng cộng 4.500 tỷ USD, trong đó, các nền kinh tế đang phát triển đã lần đầu tiên trong lịch sử vượt mốc 1.000 tỷ USD về xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số.

Các nền kinh tế đang phát triển Xuất khẩu dịch vụ kỹ thuật số lần đầu tiên vượt mốc 1 000 tỷ USD
Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số

Ngày 6/12, tại Nhà hát Duyệt Thị Đường, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc & Đô thị Hàn Quốc và Công ty TNHH SMC Huế tổ chức Diễn đàn quốc tế lần thứ ba với chủ đề “Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế”. Với sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Return to top