ClockThứ Tư, 15/01/2020 08:26

Tái định cư khẩn cấp cho 12 hộ dân vùng sạt lở

TTH - 12 hộ dân xã Phú Thuận đang gặp nguy hiểm khi chỉ còn cách bờ biển chừng vài chục mét. Các hộ dân mong sớm tái định cư (TĐC) an toàn, ổn định cuộc sống.

Biển Phú Thuận lại bị xâm thựcKè Phú Thuận giai đoạn 2: “Thành trì” chống sạt lở

Công trình chống sạt lở bờ biển dài 1km ở Phú Thuận đã phát huy tác dụng

Bờ biển xã Phú Thuận (Phú Vang) nhiều năm qua thường xuyên bị sạt lở nặng, lấn sâu vào khu dân cư. Đã có hàng chục hộ dân được hỗ trợ, bố trí TĐC an toàn, ổn định cuộc sống. Hơn một km bờ biển bị sạt lở nặng được đầu tư xây dựng hệ thống đê kè kiên cố đã chấm dứt tình trạng sạt lở, bảo vệ an toàn các công trình, khu dân cư (KDC).

Gần đây, do ảnh hưởng các đợt không khí lạnh tăng cường, gió mạnh, biển động khiến bờ biển thuộc thôn An Dương, xã Phú Thuận bị sạt lở nặng với chiều dài chừng 1km. Những ngày qua, bờ biển tiếp tục bị sạt lở, có đoạn lấn sâu vào KDC, đe dọa trực tiếp 12 hộ dân và một số công trình công cộng.

“Từ sau trận lũ lịch sử năm 1999 đến nay, bờ biển Phú Thuận liên tục bị sạt lở. Một thời gian, bờ biển được bồi đắp trở lại, cách khá xa KDC. Hơn 5 năm trở lại đây, bờ biển thuộc thôn An Dương liên tục bị sạt lở, ngày càng lấn sâu vào KDC, đe dọa tính mạng, tài sản, nhà cửa của người dân và các công trình Nhà nước. Không có con đường nào khác ngoài được bố trí TĐC an toàn cho người dân, yên tâm sinh sống, nhất là vào mùa bão, lũ”, ông Trần Minh ở thôn An Dương mong mỏi.

Hầu hết người dân An Dương đều làm nghề đánh bắt hải sản gần bờ nên có chung nguyện vọng được bố trí định cư ở những nơi phù hợp, thuận lợi trong việc làm ăn sinh sống. Nếu bố trí chỗ ở cách xa bờ biển thì có chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề đánh bắt sang chế biến hải sản, kinh doanh dịch vụ và một số nghề phù hợp khác.

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận kiến nghị, trước tình hình sạt lở bờ biển ngày càng nghiêm trọng, đe dọa đời sống Nhân dân, các cấp, ngành cần sớm có phương án hỗ trợ cho 12 hộ dân TĐC khẩn cấp, ổn định cuộc sống. Phía địa phương có trách nhiệm khảo sát, bố trí, quy hoạch vùng TĐC an toàn cho người dân. Tuy nhiên, theo ông Tùy, việc TĐC chỉ là phương án tạm thời, ổn định cuộc sống trước mắt cho người dân; về lâu dài cần có biện pháp xây dựng kè kiên cố chống sạt lở bờ biển, bảo vệ an toàn KDC và các công trình.

Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, ông Phan Thanh Hùng thông tin, lâu nay đã có hàng ngàn hộ dân được bố trí TĐC do sạt lở bờ biển, bờ sông. Mới đây phát sinh thêm 12 hộ ở xã Phú Thuận nằm trong diện buộc TĐC khẩn cấp. Tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ xây dựng khu TĐC, hỗ trợ kinh phí cho người dân xây nhà theo quy định của Nhà nước. Trước mắt yêu cầu chính quyền địa phương sớm triển khai quy hoạch khu TĐC an toàn cho người dân.

Phía các cơ quan, ban ngành đang tiếp tục theo dõi diễn biến tình trạng sạt lở bờ biển ở Phú Thuận cũng như các bờ biển Hải Dương, Vinh Hải; đồng thời phối hợp nghiên cứu, bàn các giải pháp kỹ thuật công trình chống sạt lở bờ biển một cách hiệu quả. Trên cơ sở quy mô, tính chất công trình, sau khi nghiên cứu sẽ kiến nghị tỉnh, Trung ương đầu tư, bố trí nguồn kinh phí để xây dựng kè chống sạt lở bờ biển.

Trong chuyến kiểm tra tình hình sạt lở bờ biển mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Văn Phương cho rằng, thời gian qua, mặc dù bão không đổ bộ vào địa bàn tỉnh, nhưng gió lớn kèm theo biển động mạnh đã gây ra hiện tượng sạt lở bờ biển khá nghiêm trọng ở khu vực thuộc các xã: Hải Dương, Phú Thuận, Vinh Hải; đặt ra tình trạng nguy cấp, đe dọa đời sống người dân sống ở ven bờ biển.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh cảnh báo, nhắc nhở và yêu cầu các địa phương đề cao cảnh giác, bám sát, theo dõi diễn biến các khu vực nguy hiểm này, nhất là 12 hộ dân ở thôn An Dương, xã Phú Thuận để có biện pháp ứng phó, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Tỉnh sẽ có phương án bổ sung nguồn kinh phí để xử lý khẩn cấp các khu vực bờ biển bị sạt lở nghiêm trọng.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Thi công kè biển “vượt” mưa bão

Thời gian thi công ngắn, lại cận kề mùa mưa bão nên các đơn vị thi công tuyến kè biển Phú Thuận (Phú Vang) đang đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành vào cuối tháng 12 năm 2024.

Thi công kè biển “vượt” mưa bão
Chống sạt lở khu vực cửa biển Thuận An

Việc nắm được tình hình sạt lở và bồi tụ tại khu vực cửa biển Thuận An là cơ sở để đề xuất các giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất hiện tượng mất đất ven biển, phục vụ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hiệu quả, lâu dài.

Chống sạt lở khu vực cửa biển Thuận An
Ra quân đánh bắt thủy sản năm 2024

Ngày 25/2, UBND xã Phú Thuận (Phú Vang) tổ chức lễ ra quân đánh bắt thủy sản năm 2024. Sau tiếng trống xuất quân, đoàn tàu đánh bắt xa bờ rẽ sóng ra khơi, với hy vọng một năm thắng lợi, tôm, cá đầy khoang.

Ra quân đánh bắt thủy sản năm 2024

TIN MỚI

Return to top