ClockThứ Hai, 24/08/2020 14:32

Khách tàu hỏa, hàng không giảm mạnh

TTH - Do giảm chuyến bay đến/đi tại Cảng Hàng không Quốc tế (HKQT) Phú Bài, cùng với việc dừng bán vé cho hành khách đi từ các ga ở TP. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi đến Ga Huế và ngược lại khiến lượng khách đi máy bay và tàu hỏa hiện nay giảm mạnh.

Cần có đủ dây an toàn cho hành kháchCần sớm thành lập tổ kiểm soát y tế tại Cảng hàng không Quốc tế Phú BàiKiểm soát chặt chẽ người từ các vùng dịch đến Thừa Thiên Huế bằng đường sắt

Khách vắng nhưng lực lượng tại chốt kiểm dịch Ga Huế luôn trực 24/24 để kiểm tra, kiểm soát khai báo y tế chặt chẽ không bỏ sót trường hợp khi xuống tàu

Chưa phục hồi ổn định lại chịu ảnh hưởng COVID-19 tái bùng phát làm cho mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội ở địa phương chững lại. Người và phương tiện, nhất là những trường hợp từ tâm dịch, như  Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi... vào Thừa Thiên Huế đều được kiểm tra, kiểm soát, khai báo để cách ly phòng dịch theo quy định của Bộ Y tế. Vì vậy lượng khách đi tàu từ Ga Huế ngày càng giảm.

Theo bà Ngô Thị Thuyết, Trưởng phòng Vận tải đường sắt Huế, kể từ ngày 17/8 đến nay, mỗi ngày chỉ có 4 chuyến tàu ghé Ga Huế đón và trả khách gồm SE1, SE2, SE7 và SE8. Khách rất ít, có ngày nhà ga chỉ bán được 4-5 vé, cùng với một số ít khác mua vé trực tuyến, giảm gần 90% so với trước. Do nhiều tỉnh đang ảnh hưởng đại dịch COVID-19 nên nhu cầu đi lại của người dân giảm hẳn, chỉ một số trường hợp cần thiết người dân mới đi.

Cũng theo bà Thuyết, dù ít khách song chỉ đạo của tỉnh không chủ quan, lơ là mà duy trì kiểm soát phòng chống dịch nên chốt kiểm soát y tế tại Ga Huế do các lực lượng công an, bộ đội y tế địa phương luôn thường trực 24/24 h để đo thân nhiệt, khai báo y tế, nếu phát hiện trường hợp khi xuống tàu có nguy cơ cao là phối hợp cách ly điều trị theo đúng quy định. Hơn nửa tháng qua, chốt kiểm soát Ga Huế chưa phát hiện trường hợp nào có biểu hiện bất thường hoặc có yếu tố dịch tễ buộc phải cách ly...

Một đại diện chốt kiểm soát y tế tại Ga Huế cho hay, những ngày gần đây, chỉ có 5-7 hành khách xuống mỗi chuyến tàu, chủ yếu vào buổi trưa và tối muộn. “Công an, bộ đội, y tế, đoàn thanh niên vẫn duy trì lực lượng, mỗi ca trực 8-10 người để kiểm soát. Chúng tôi sẽ kiểm tra khách từ tàu xuống ga, yêu cầu rửa tay sát khuẩn, phun thuốc khử trùng hành lý, kiểm tra thân nhiệt. Các trường hợp này sẽ được kê khai y tế, nếu không có yếu tố dịch tễ, không sốt mới rời cửa ga...".

Tại Cảng HKQT Phú Bài cũng đã giảm tần suất các chuyến bay xuống còn 3 chuyến cất/hạ cánh mỗi ngày. Số lượng hành khách đi lại ở sân bay này chỉ dao động từ 200-300 khách, giảm hơn 90% so thời điểm tháng 6 và đầu tháng 7. Chỉ đạo của Cục Hàng không Việt Nam là giảm chuyến bay đi/đến Cảng HKQT Phú Bài, đồng thời yêu cầu các hãng hàng không thực hiện đúng các quy định về phòng chống dịch COVID-19 của Chính phủ và bộ ngành liên quan.

Theo ông Phùng Tuấn Dương, Phó Giám đốc Cảng HKQT Phú Bài, trong bối cảnh các tỉnh, thành lân cận như Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị... đều có ca mắc COVID-19, công tác đảm bảo an toàn cho chuyến bay càng được thắt chặt. Các hãng sẽ từ chối phục vụ hành khách có yếu tố dịch tễ không an toàn hoặc có biểu hiện ho, sốt… Đồng thời, đơn vị vẫn duy trì phối hợp Trung tâm Kiểm soát (CDC) tỉnh duy trì tăng cường các biện pháp phòng chống dịch, như kiểm tra thân nhiệt bằng thủ công lẫn bằng thiết bị đo thân nhiệt chuyên dụng từ xa, yêu cầu khách hàng đeo khẩu trang, sát khuẩn thường xuyên, khử khuẩn hành lý và phun khử trùng khu vực quan trọng ở sân bay. Từ ngày 16/8 vừa qua, với sự chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế, Cảng HKQT Phú Bài phối hợp cán bộ CDC tỉnh tăng cường thêm một chốt kiểm soát y tế nhằm kiểm tra sức khỏe hành khách từ trên máy bay xuống trước khi về nhà.

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững

Theo một nghiên cứu của nhóm vận động giao thông và môi trường có trụ sở tại Brussels, hầu hết các hãng hàng không trên thế giới vẫn chưa nỗ lực hết sức trong tiến trình chuyển sang sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF). Đồng thời, các chuyên gia cũng phát hiện ra rằng các nhà sản xuất dầu hiện đang đầu tư quá ít vào quá trình chuyển đổi này.

Các hãng hàng không cần tăng cường sử dụng nhiên liệu bền vững
Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024

Theo dữ liệu sơ bộ vừa được công bố bởi Hiệp hội các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương (AAPA), mặc dù có những vấn đề nghiêm trọng về chuỗi cung ứng, nhưng các hãng hàng không châu Á - Thái Bình Dương vẫn hoạt động tốt trong năm 2024. AAPA cho biết, nhu cầu đi lại bằng đường hàng không đang tăng mạnh trên toàn khu vực, được thúc đẩy bởi nhu cầu du lịch giải trí và công tác. Song song đó, thị trường vận tải hàng không quốc tế cũng chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, khi các doanh nghiệp bổ sung hàng tồn kho để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm và các sự kiện bán hàng trực tuyến lớn.

Vận tải khách hàng không và hàng hóa tăng trưởng vững chắc trong năm 2024
Khách quốc tế tăng trưởng, hàng không kinh doanh khả quan

Sự tăng trưởng vượt bậc của thị trường khách quốc tế đã góp phần mang lại kết quả kinh doanh khả quan cho các hãng hàng không nội địa trong 6 tháng vừa qua. Theo đó, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của Vietnam Airlines đạt hơn 5.674 tỷ đồng; còn Vietjet đạt 1.311 tỷ đồng, tăng 433% so với cùng kỳ năm 2023 và vượt 21% so với kế hoạch năm.

Khách quốc tế tăng trưởng, hàng không kinh doanh khả quan
Hợp tác phát động khách du lịch sử dụng sản phẩm bay đêm

Sáng 19/7, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch tỉnh phối hợp các đơn vị tổ chức hội nghị họp bàn về đề nghị của Tổng công ty hàng không Việt Nam (TCTHKVN) mời hợp tác phát động khách du lịch sử dụng sản phẩm bay đêm. Hội nghị có sự tham dự của đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp.

Hợp tác phát động khách du lịch sử dụng sản phẩm bay đêm

TIN MỚI

Return to top