ClockChủ Nhật, 31/01/2016 19:33

Gỡ khó dự án chậm, thu hồi dự án “treo”

TTH - Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, lành mạnh hóa môi trường đầu tư, thúc đẩy kinh tế phát triển, thời gian qua, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan ban ngành rà soát, kiểm tra thúc đẩy tiến độ xây dựng các dự án và kiên quyết thu hồi một số dự án chậm triển khai.

Khách sạn Thuận Hóa, xây dựng dang dở hơn 2 năm nay

Dang dở

Tại Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, các “treo” đã tồn tại nhiều năm nay, trông nhếch nhác và lãng phí.

Đơn cử, Dự án Khu du lịch Xanh Lăng Cô ở thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc). Năm 2004, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án này diện tích hơn 6,3 ha; chủ đầu tư là Tổng công ty Cổ phần xây dựng Điện Việt Nam - VNECO. Đây là khu đất có vị trí đắc địa, nằm cạnh bãi biển Lăng Cô và ngay trên tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn huyện Phú Lộc. Công trình có tổng mức đầu tư gần 169 tỷ đồng, đạt tiêu chuẩn 4 sao. Dự án này khởi công năm 2015, nhà đầu tư cho biết, công trình có nhiều hạng mục nhà đón tiếp, nhà bungalow, nhà vườn VIP, nhà vườn loại 1-2-3 phòng, nhà hàng 840 chỗ, hội trường… Dự kiến, công trình hoàn thành và đưa vào khai thác vào quý 4 năm 2008. Vậy mà, đến thời điểm này công trình chỉ xây xong bức tường rồi để vậy.

Tương tự, Dự án khu đô thị, nghỉ dưỡng Vinconstec - Huế  (Phú Thuận, Phú Vang) do Công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển Công nghệ Việt Nam làm chủ đầu tư. UBND tỉnh cấp phép năm 2008, xây dựng trên tổng diện tích hơn 70 ha, kinh phí đầu tư trên 600 tỷ đồng. Sau một thời gian ngắn thi công, dự án dừng lại do thiếu vốn đã hơn 3 năm nay. Ngay trung tâm thành phố, cũng có dự án do nhà đầu tư thiếu vốn nên rơi vào cảnh dở dang, như Dự án Xây dựng, cải tạo và mở rộng khách sạn Thuận Hóa của Công ty CP Thương mại Dịch vụ Thuận Phú ở đường Nguyễn Tri Phương… 

UBND tỉnh ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư các dự án: Nhà máy thủy điện Hồ Truồi của Công ty CP Tập đoàn Công nghiệp mỏ Đại Sơn, Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt và sản xuất một số sản phẩm từ rác của Công ty TNHH Môi trường An Phát; khu dân cư Huế Home Trường An và 4 dự án du lịch ở Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô. Bên cạnh đó, UBND tỉnh xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đối với Dự án Xây dựng, cải tạo và mở rộng khách sạn Thuận Hóa của Công ty CP Thương mại Dịch vụ Thuận Phú do vi phạm tiến độ trong quá trình triển khai/

a kiểm tra, giám sát của Sở Kế hoạch và Đầu tư còn có nhiều dự án chậm như: Khách sạn Đông Dương của Công ty TNHH MTV Đông Dương Huế, Trung tâm dịch vụ du lịch Huetravel Plaza của Công ty Bến Thành Huế; Trung tâm thương mại An Hòa; các dự án do Công ty đầu tư Trung Quý; khu quần thể sân gold và các dịch vụ đi kèm của Công ty CP Thiên An…

Nói về nguyên nhân của các dự án “treo” và chậm, ông Phan Thiên Định, TUV, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nguyên nhân chủ yếu do tình hình suy thoái kinh tế và khó khăn về tiếp cận nguồn vốn vay, năng lực nhà đầu tư không đáp ứng. Các dự án ở Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô chậm do cơ sở hạ tầng còn khó khăn, các thiết chế về đô thị như hành chính, y tế, giáo dục chưa phát triển… làm giảm sức hấp dẫn các nhà đầu tư.

Hỗ trợ tạo điều kiện

Giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn trong triển khai dự án, UBND tỉnh yêu cầu các cấp chính quyền nâng cao năng lực và trách nhiệm trong việc chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đền bù, giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện cho chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai. Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, Ban quản lý các khu công nghiệp rà soát, tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện dự án báo cáo UBND tỉnh để kịp thời có các giải pháp, xử lý vướng mắc; thu hồi đối với dự án chậm tiến độ hoặc không có khả năng tiếp tục triển khai thực hiện. 

Nhằm giảm áp lực cho nhà đầu tư, tạo hướng mở đối với các vị trí đất vàng, hiện nay, UBND tỉnh tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nộp tiền thuê đất hàng năm hoặc 10 năm mới nộp 1 lần. Giải pháp này, tạo điều kiện để nhà đầu tư tập trung kinh phí xây dựng hạ tầng, sản xuất; sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ nộp tiền cho địa phương.

Ông Phan Thiên Định cho biết: “Các nhà đầu tư khó khăn về vốn nhưng vẫn muốn tiếp tục đầu tư phát triển dự án, UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư luôn quan tâm, tạo điều kiện để các doanh nghiệp liên kết đầu tư. Nhờ vậy, một số dự án đã tìm được đối tác để liên kết, liên doanh, chuyển nhượng vốn, sáp nhập như dự án Uhotel, Trung tâm dịch vụ du lịch Huế travel Plaza, Hue Star… Thời gian tới, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các địa phương rà soát lại những dự án nào cấp giấy phép với thời gian dài mà không thi công thì sẽ có phương án thu hồi; còn những dự án tiếp tục thi công nhưng khó khăn về tài chính sẽ điều chỉnh dự án phù hợp hơn hoặc có giải pháp hỗ trợ, làm cầu nối cho doanh nghiệp”.     

Bài, ảnh: Thanh Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiến thoái lưỡng nan vì dự án “treo”

Cấp phép gần 10 năm, Dự án Khu du lịch Bí ẩn Làng Hành hương vẫn chưa xây dựng, khiến 13 hộ dân bị ảnh hưởng gặp khó khăn trong đầu tư xây dựng nhà và phát triển kinh tế gia đình.

Tiến thoái lưỡng nan vì dự án “treo”

TIN MỚI

Return to top