ClockThứ Bảy, 31/12/2016 14:34

Thu hút đầu tư nhà ở xã hội: Chỉ hấp dẫn khi có vốn và đất sạch

Chủ trương có, chính sách đầy đủ nhưng phát triển nhà ở xã hội vẫn chậm, đó cũng chính là trăn trở của cả cơ quan quản lý nhà nước lẫn người dân.

Dự án nhà ở xã hội Đồng Mồ-Đại Kim (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vừa hoàn thành, đưa vào sử dụng, góp phần giải quyết chỗ ở cho hàng nghìn người dân thu nhập thấp. (Ảnh: Minh Nghĩa/TTXVN)

Thực tế cho thấy, địa phương là cấp quyết định sự thành công của chương trình này, nhất là việc cải cách thủ tục hành chính nhanh gọn thuận lợi để thu hút nhà đầu tư tham gia.

Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Trọng Ninh - Cục trưởng Cục Quản lý Nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) xung quanh vấn đề này.

- Chính phủ đã đặt quyết tâm rất cao cho việc phát triển quỹ nhà ở xã hội với kỳ vọng tình trạng này sẽ được cải thiện. Nhu cầu thì cao nhưng khả năng đáp ứng lại chưa nhiều, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

Ông Nguyễn Trọng Ninh: Nhu cầu về nhà ở của các gia đình, đặc biệt là với những người thu nhập thấp, người nghèo không đủ điều kiện tài chính để mua nhà rất lớn. Nhờ các cơ chế ưu đãi của nhà nước, nhà ở xã hội với giá bán hợp lý được xem như một cứu cánh giúp họ đạt ước mơ có ngôi nhà và cải thiện cuộc sống.

Trong 5 năm qua, chúng ta mới chỉ đáp ứng được 37% nhu cầu đối với các đối tượng thu nhập thấp tại đô thị, công nhân lao động ở các khu công nghiệp so với kế hoạch đặt ra. Như vậy là vẫn còn thiếu rất lớn.

- Tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV, nhiều đại biểu phản ánh khó khăn từ các địa phương tập trung ở khâu quỹ đất và vốn. Vậy hai vấn đề này cần phải được khắc phục ra sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Ninh: Đây đúng là những vấn đề rất quan trọng. Về mặt pháp luật, cả hai yếu tố đất và tài chính đều được quy định cụ thể. Về đất xây dựng nhà ở xã hội, Luật Nhà ở và Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, đã quy định các dự án nhà thương mại, khu đô thị phải dành quỹ đất 20% cho nhà ở xã hội.

Đối với các đô thị, có thể bố trí riêng các khu nhà ở xã hội ngoài quỹ đất trên. Còn với công nhân khu công nghiệp thì Chính phủ cũng quy định đối với các khu công nhiệp mà chưa sử dụng hết quỹ đất công nghiệp thì cho phép chuyển đổi quỹ đất công nghiệp sang thành đất ở, để thành những khuôn viên, dự án riêng, xây dựng nhà ở cho công nhân.

Từ năm 2013-2016, nhà nước thực hiện hỗ trợ nhà ở xã hội thông qua gói tín dụng ưu đãi lãi suất 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tới cuối năm 2016, gói hỗ trợ này đã kết thúc. Hiện nay, điều khó khăn nhất là tìm được nguồn vốn hỗ trợ để giúp các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người có nhu cầu về nhà ở được vay nguồn vốn ưu đãi, để giảm giá thành nhà ở.

Thời điểm này, về cơ chế và chính sách đã quy định nhà nước hỗ trợ ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách Xã hội và các ngân hàng thương mại do nhà nước chỉ định. Về nguyên tắc, Ngân hàng Chính sách Xã hội đã nhận nhiệm vụ này và có quy định cụ thể. Các ngân hàng thương mại đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ định cụ thể. Lãi suất cũng được Thủ tướng Chính phủ quy định.

Tuy nhiên, nguồn vốn hiện nay phụ thuộc vào kế hoạch đầu tư công trung hạn, bởi lẽ đầu tư từ ngân sách nhà nước thì phải thực hiện theo Luật Đầu tư công, phải nằm trong danh mục, chương trình, dự án được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì mới được vay nguồn vốn này. Vừa qua Quốc hội cũng thông qua kế hoạch tổng thể về vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020, nhưng đối với từng lĩnh vực, địa bàn, chương trình, dự án cụ thể, thì phải đợi đầu năm 2017 mới có quyết định chính thức.

- Trên thực tế đã có một số mô hình nhà ở xã hội khá thành công như Đặng Xá (Hà Nội) của Viglacera, Becamex (Bình Dương)... Sức hấp dẫn của các dự án này chính là nhà giá rẻ nhưng chất lượng vẫn tốt. Vậy, làm thế nào để duy trì mục tiêu này ở các dự án nhà ở xã hội trong tương lai, thưa ông?

Ông Nguyễn Trọng Ninh: Để có được quỹ nhà vừa chất lượng, vừa có giá hợp lý, giá rẻ thì phải có ba yếu tố chính. Đơn cử như tại Bình Dương, phải có quyết tâm chính trị của Đảng, chính quyền tỉnh. Bình Dương đã có đề án để xây dựng quỹ nhà ở này.

Becamex Bình Dương là doanh nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy Bình Dương cộng với quyết tâm rất cao của tỉnh đã đem đến thành công trong phát triển nhà ở cho công nhân. Đặc biệt, Bình Dương đã tạo được quỹ đất sạch cho dự án để giao cho Becamex Bình Dương đầu tư nhà ở. Không những thế, chính quyền tỉnh còn có nguồn vốn rất lớn hàng nghìn tỷ đồng để giao cho doanh nghiệp triển khai, thực hiện dự án. Như vậy, hội tụ đủ cả ba yếu tố: quyết tâm, quỹ đất, tài chính thì sẽ làm được dự án nhà ở xã hội thành công như tại Bình Dương.

Gần đây, nhiều doanh nghiệp tư nhân lớn như Vingroup, Mường Thanh lên tiếng về việc tham gia xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ dù lãi suất không nhiều cũng là một động thái rất tốt cho phân khúc thị trường này. Tuy nhiên, thủ tục đầu tư xây dựng, thủ tục hành chính, những quy định của pháp luật được thực thi tại địa phương cần phải công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp. Như vậy, cùng với cơ chế ưu đãi, các chính sách pháp luật hiện có mới có thể thu hút doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội trong thời gian tới.

- Xin trân trọng cảm ơn ông./.

Theo Vietnamplus.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo

Ngày 25/1, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết: Đơn vị vừa phối hợp với Cục Nghiệp vụ và Cơ quan An ninh Điều tra Công an TP. Huế xác minh, làm rõ và khởi tố đối tượng Hoàng Trung Nghĩa về hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông và phương tiện điện tử để chiếm đoạt tài sản, theo quy định tại Điều 290 Bộ luật Hình sự.

Bắt đối tượng lừa đảo hơn 2,3 tỷ đồng thông qua dự án tiền ảo
Hướng đến môi trường đầu tư thông thoáng

Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành, địa phương (DCCI) được xem là thước đo quan trọng trong việc đánh giá chất lượng điều hành. Với kết quả DDCI vừa được công bố mới đây cho thấy, bên cạnh những kết quả đạt được, cần thêm nhiều giải pháp để tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng.

Hướng đến môi trường đầu tư thông thoáng
Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

TIN MỚI

Return to top