ClockThứ Ba, 06/06/2023 14:29

Tín hiệu hồi phục tích cực, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng hơn 4%

Bộ Công Thương dự báo lạm phát đã giảm ở một số thị trường, do đó đây là cơ hội cho xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng hồi phục trong những tháng tới đây và với sự chủ động, sẵn sàng của doanh nghiệp

Sớm kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Việt Nam-UAEBảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, cung cấp đủ nhu cầu điệnGiảm lãi suất để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế

leftcenterrightdel
 Thông quan hàng hóa tại Tân cảng Sài Gòn. (Ảnh: TTXVN)

Kim ngạch xuất nhập khẩu tháng 5/2023 đã tăng trưởng cao hơn tháng 4 trong khi nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu có mức tăng trưởng cao, góp phần đưa cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu, đạt gần 10 tỷ USD… Đó là những điểm sáng đáng kể trong hoạt động xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2023.

Các dự báo cho thấy hoạt động xuất khẩu sẽ phục hồi dần trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn phía trước đối với những mặt hàng xuất khẩu chủ lực đòi hỏi các doanh nghiệp, ngành hàng phải đặc biệt quan tâm để có thể tiếp cận thị trường trong thời gian tới.

Xuất khẩu gạo tăng trưởng mạnh

Theo đại diện Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 5/2023 ước đạt hơn 29,05 tỷ USD, tăng 4,3% so với tháng trước. Tính chung 5 tháng vừa qua, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 136,17 tỷ USD.

Đóng góp vào kết quả này có hơn 88% từ nhóm hàng công nghiệp chế biến, trong đó các mặt hàng điện tử đã lấy lại đà tăng trưởng. Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu cho giá trị gia tăng cao. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu rau quả tăng gần 2 lần so với tháng trước, ước đạt 500 triệu USD; càphê tăng 28,5%, đạt 418 triệu USD…

Đáng lưu ý, mặt hàng gạo đã thâm nhập được vào nhiều thị trường khu vực EU có yêu cầu cao về tiêu chuẩn, chất lượng, tận dụng khá tốt Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) hay hiệp định thương mại Việt Nam-Anh (UKVFTA)...

Thống kê cho thấy, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo đạt gần 3,9 triệu tấn, tương đương 2,02 tỷ USD, tăng 40,8% về khối lượng và 49% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022; đạt kỷ lục cả về sản lượng và giá trị. Giá gạo xuất khẩu liên tục tăng từ đầu năm đến nay, đạt bình quân 517 USD/tấn, cao nhất trong 10 năm qua.

Cán cân thương mại tiếp tục có xuất siêu, với trị giá đạt gần 10 tỷ USD là một điểm sáng được ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh trong hoạt động xuất khẩu 5 tháng vừa qua.

“Kết quả xuất nhập khẩu 5 tháng với dự kiến xuất siêu khoảng 10 tỷ USD. Con số này có ý nghĩa tích cực, giúp cho Việt Nam ổn định cán cân ngoại hối…,” ông Trần Thanh Hải nói.

Tập trung hỗ trợ tiêu thụ nông sản chính vụ

Hiện nay, nhiều mặt hàng nông sản đang vào vụ thu hoạch, do vậy để nâng cao giá trị hàng hóa, cũng như đóng góp tích cực hơn cho tổng kim ngạch chung của cả nước, hiện các bộ, ngành, địa phương đang triển khai nhiều giải pháp để khơi thông thị trường, kết nối đưa và các hệ thống phân phối cũng như thúc đẩy xuất khẩu ra thị trường thế giới.

Ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang cho hay, ước sản lượng vải toàn tỉnh năm 2023 trên 180.000 tấn, thời gian thu hoạch vải thiều từ ngày 25/5 đến ngày 30/7, do vậy địa phương đang tập trung hỗ trợ doanh nghiệp và người dân thu hoạch cũng như kết nối vào các hệ thống phân phối.

Tuy vậy, ông đề nghị với Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tiếp tục quan tâm và có định hướng để giúp Bắc Giang trong các hoạt động xúc tiến và tiêu thụ vải Thiều, đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước.

Đồng thời, hỗ trợ các doanh nghiệp thông tin về thị trường, chính sách nhập khẩu, quy trình, thủ tục chứng nhận về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại các thị trường, các nước đối với vải Thiều và các sản phẩm chế biến từ vải Thiều.

Theo đại diện Thương vụ Việt Nam tại Singapore, xét về chất lượng và mẫu mã, quả vải, nhãn Việt Nam có mẫu mã đẹp, vỏ mỏng, ngọt hơn so với vải, nhãn của các đối thủ khác. Hiện nay, trái vải và nhãn của Việt Nam cũng đã được nhiều thị trường có yêu cầu cao như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc… nhập khẩu. Do vậy, với thương hiệu và tiềm năng như vậy, quả vải và nhãn tươi Việt Nam còn nhiều dư địa tại thị trường Singapore.

Tuy vậy, các đòi hỏi của thị trường xuất khẩu ngày càng khắt khe, đặc biệt là yêu cầu về vấn đề an toàn thực phẩm, thân thiện môi trường, tiêu chuẩn phát thải…

Ông Cao Xuân Thắng, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Singapore nêu thực tế về điều kiện xuất khẩu các mặt hàng nông sản thực phẩm vào thị trường này và đề nghị các bộ, ngành chức năng ở các địa phương, các Hiệp hội và doanh nghiệp quản lý thật chặt chẽ quy trình sản xuất, từ trồng trọt, chăm bón thu hoạch để các sản phẩm nông sản thực phẩm phải đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng xuất khẩu.

Ông nhấn mạnh, điều này rất quan trọng vì cơ quan chức năng đang thực hiện các hoạt động xúc tiến, nếu sản phẩm không đảm bảo yêu cầu chất lượng thì sẽ rất khó để xâm nhập vào các thị trường quốc tế.

"Việc xúc tiến đưa các sản phẩm vào thị trường, nhất là các quốc gia phát triển là rất khó khăn, rất tốn kém cả công sức và tài chính. Do đó, khi đã vào được thị trường rồi thì các doanh nghiệp vẫn phải hết sức lưu ý về việc duy trì tốt về chất lượng sản phẩm để đảm bảo được sản phẩm đồng đều và đáp ứng được yêu cầu chất lượng của sở tại vì nếu không đáp ứng được thì sẽ lập tức bị đào thải và sẽ rất khó để lấy lại uy tín…,” ông Cao Xuân Thắng lưu ý thêm.

leftcenterrightdel
Sản phẩm vải thiều được công nhận OCOP giới thiệu tại siêu thị. (Ảnh: TTXVN) 

Trong bối cảnh còn nhiều khó khăn phía trước, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đề nghị sự trao đổi, phối hợp giữa các Thương vụ Việt Nam với cơ quan xúc tiến thương mại, các bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt được các thông tin thị trường, sản phẩm cũng như những quy định ngày càng có nhiều thay đổi, thường xuyên và khắt khe hơn, để hoạt động xuất khẩu hàng hoá được thuận lợi hơn trong thời gian tới.

Đánh giá về dư địa xuất nhập khẩu, theo ông Trần Thanh Hải, hiện lạm phát đã giảm ở một số thị trường, do đó đây là cơ hội cho xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng hồi phục trong những tháng tới đây và với sự chủ động, sẵn sàng của doanh nghiệp, các đơn hàng xuất khẩu sẽ sớm được đáp ứng.

“Chúng ta thấy tình hình sụt giảm hiện nay thì chủ yếu là do vấn đề từ góc độ thị trường, còn đối với trong nước thì năng lực sản xuất của doanh nghiệp chúng ta hiện nay vẫn rất là tốt, không bị những yếu tố ảnh hưởng như dịch bệnh hay các yếu tố về đứt gãy nguồn cung nguyên liệu… đấy là thuận lợi để giúp cho doanh nghiệp chúng ta có thể sẵn sàng phục hồi sản xuất và xuất khẩu khi mà thị trường được cải thiện,” ông Trần Thanh Hải nhấn mạnh./.

Theo Vietnam+
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á
Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết quả tích cực. Mặc dù môi trường bên ngoài biến động, Việt Nam tiếp tục nổi lên là một "điểm sáng" hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực. Những thành tựu "quan trọng, có ý nghĩa lịch sử" của đối ngoại từ đầu nhiệm kỳ đến nay như đánh giá của lãnh đạo chủ chốt tiếp tục được kế thừa, phát huy và góp phần vào những thành tựu chung của đất nước.

Đối ngoại Việt Nam năm 2024 Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình và Trần Hồng Hà; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới 27 tỉnh, thành phố có các dự án điện năng lượng tái tạo.

Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo

TIN MỚI

Return to top