ClockThứ Tư, 04/12/2019 15:01

Thép Việt Nam vẫn gặp khó tại một số thị trường

Các doanh nghiệp ngành thép cần nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ các nguồn nguyên liệu trong nước, tránh rơi vào các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Việt Nam chi hơn 5,6 tỉ USD nhập khẩu sắt thépSắp công bố “sách trắng” về rào cản thương mại đối với mặt hàng thépNhiều mặt hàng xuất khẩu tháng 11 giảm so với tháng 10Ngành thép và dệt may Việt Nam thêm rủi ro vì cuộc chiến thương mạiNgành thép Việt Nam cần tăng năng lực cạnh tranh để mở rộng thị trườngThép Việt Nam thắng kiện chống bán phá giá ở AustraliaThép từ Việt Nam vào Mỹ vẫn còn cơ hội được miễn giảm thuế nhập khẩu

Báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương cho thấy, giá thép trên thị trường thế giới cũng như trong nước tăng đã kích thích sức mua của thị trường trong 3 tuần đầu tháng 11. Tuy nhiên, sang tuần cuối tháng 11, do nhu cầu thực của thị trường nội địa vẫn yếu nên lượng bán ra của các nhà sản xuất thép bắt đầu chậm lại.

Tuy vậy, Bộ Công Thương đánh giá, hiện tại ngành thép Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn tại một số thị trường do nhiều quốc gia đang tiến hành các biện pháp tự vệ đối với thép Việt Nam.

Ngành thép Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn tại một số thị trường. Ảnh minh họa: KT

Cụ thể, ngày 8/11, Canada đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp đối với sản phẩm thép chống ăn mòn (CORE) từ Việt Nam và một số nước. Vì vậy, cùng việc hỗ trợ doanh nghiệp trong các vụ việc điều tra, trao đổi thông tin, cảnh báo nguy cơ bị khởi kiện vụ việc phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế với sản phẩm thép xuất khẩu của Việt Nam.

Bộ Công Thương cũng đã khuyến cáo, các doanh nghiệp ngành thép cần nâng cao năng lực cạnh tranh, cần tự chủ các nguồn nguyên liệu sản xuất ngay trong nước.

Theo quan điểm của  chuyên gia ngành thép - ông Nguyễn Văn Sưa, nguyên Phó Chủ tịch Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), thời gian gần đây, chủ nghĩa bảo hộ thương mại nổi lên rầm rộ trên thế giới. Ngành thép Việt Nam bị nhiều thị trường khởi xướng kiện phòng vệ thương mại như Mỹ, EU, một số nước trong khu vực ASEAN, thậm chí cả Liên minh kinh tế Á-Âu, ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng xuất khẩu của thép Việt Nam.

“Việc xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng nhanh khiến thép Việt bị các nước chú ý, họ áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ sản xuất trong nước", ông Sưa lưu ý.

Để giải quyết tình trạng này, ông Sưa khuyến cáo, các doanh nghiệp ngành thép cần thường xuyên nâng cao hiểu biết về thương mại quốc tế; cấu trúc lại thị trường xuất khẩu, tránh xuất khẩu tập trung vào một thị trường dẫn tới kim ngạch xuất khẩu có sự gia tăng đột biến, tạo cớ cho thị trường nhập khẩu khởi kiện.

Một số chuyên gia nhận định, khi Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa khiến nhu cầu thép ngày càng tăng. Đây vừa là cơ hội lớn cho ngành thép phát triển, vừa tạo điều kiện bảo vệ thị trường thép trong nước, vừa ngăn cản việc nhập khẩu các sản phẩm trong nước đã sản xuất được.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam

Ngày 22/1, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) thành phố Huế, đoàn công tác của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan (Lào) do Đại tá Khăm Phạ May – Xay Phu Ban, Phó Chỉ huy trưởng, kiêm Chủ nhiệm kỹ thuật làm trưởng đoàn, đến chúc Tết cổ truyền Việt Nam, nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Đoàn công tác Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Salavan chúc Tết cổ truyền Việt Nam
Để khách hạng sang “rút hầu bao”

Tài nguyên văn hóa, du lịch cùng những tiềm năng về du lịch là yếu tố thu hút các dòng khách hạng sang đến Việt Nam nói chung, Huế nói riêng. Thế nhưng, để những vị khách này “chi tiền” cho hoạt động du lịch, đòi hỏi phải có những dịch vụ xứng tầm cùng nhiều giải pháp khác.

Để khách hạng sang “rút hầu bao”
Hoa kiểng Tết bắt đầu xuống phố

Đường phố trung tâm hai quận Phú Xuân và Thuận Hóa những ngày này hoa Tết từ nhiều nơi bắt đầu tụ hội, không khí mua sắm cũng dần trở nên nhộn nhịp hơn.

Hoa kiểng Tết bắt đầu xuống phố

TIN MỚI

Return to top