ClockThứ Sáu, 10/07/2020 14:43

Tạo “hứng thú” cho người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công trực tuyến

TTH.VN - Sáng 10/7, tại TP. Huế, Văn phòng Chính phủ, UBND tỉnh phối hợp với Bộ Ngoại giao, Thương mại Australia (DFAT) và Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức hội nghị “Tăng cường khả năng tiếp cận dịch vụ công của người dân thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia (DVCQG)”, nhằm hướng tới nâng cao chất lượng dịch vụ công thông qua chia sẻ kinh nghiệm kết nối với Cổng DVCQG của tỉnh Thừa Thiên Huế và tiếp thu ý kiến của người dân.

Không sử dụng tiền mặt trong thu phí, lệ phí dịch vụ côngTừ 1/7, chứng thực bản sao điện tử trên Cổng Dịch vụ công Quốc giaHướng đến nền hành chính thân thiện, phục vụ, hiện đại, hiệu quả

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu tại hội nghị

Hội nghị do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính (TTHC) của Thủ tướng Chính phủ, bà Caitlin Wiesen, Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam và Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đồng chủ trì.

“Không để ai lại phía sau”

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết: “Mục tiêu của Cổng DVCQG là không để ai lại phía sau, lấy người dân và doanh nghiệp (DN) làm trung tâm, từ đó sẽ đưa các dịch vụ công từ các bộ, ngành tích hợp lên Cổng DVCQG, tạo cho người dân một dịch vụ công thân thiện theo hướng không phụ thuộc vào thời gian, không phụ thuộc vào địa giới hành chính”. Cổng DVCQG cũng là kênh tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, DN để người dân, DN đồng hành cùng Chính phủ, xây dựng, hoàn thiện thể chế, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng thông tin, sau 7 tháng triển khai, Cổng DVCQG đã tích hợp 750 DVCTT (359 dành cho người dân, 414 dành cho DN); có hơn 189.000 tài khoản đăng ký, hơn 49,6 triệu lượt truy cập, hơn 11,2 triệu hồ sơ TTHC được đồng bộ trạng thái, hơn 176.000 hồ sơ thực hiện trực tuyến từ xa, tiếp nhận xử lý hơn 6.900 phản ánh kiến nghị, hỗ trợ, giải đáp hơn 16.600 cuộc gọi tới tổng đài. Dịch vụ thanh toán trực tuyến đã tích hợp, cung cấp với 6 bộ, ngành và 33/63 tỉnh, thành phố và đã có hơn 3.500 lượt giao dịch thành công.

Quang cảnh tại hội nghị

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng đánh giá cao công tác thực hiện cải cách TTHC, thực hiện chính quyền điện tử của tỉnh Thừa Thiên Huế. Ông Mai Tiến Dũng hy vọng Thừa Thiên Huế tiếp tục sẽ là tỉnh đi đầu trong việc xây dựng chính quyền điện tử trên cả nước.

Bà Caitlin Wiesen - Đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam nêu 4 ưu điểm của việc thực hiện TTHC trực tuyến, đó là an toàn hơn, tiện lợi hơn cho người dân, giảm bớt đi lại qua đó làm giảm ô nhiễm môi trường và giảm tham nhũng. “Quản trị điện tử và chuyển đổi số càng trở nên quan trọng và cấp thiết hơn trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Tôi đánh giá cao cam kết của Chính phủ Việt Nam ở cấp cao nhất trong việc thực hiện quản trị điện tử và chuyển đổi số. Sự tham gia của người dân giữ vai trò chủ chốt trong việc thúc đẩy và nâng cao chất lượng quản trị điện tử”. 

Chuyển từ “bắt buộc” sang “tự nguyện”

Đại diện UNDP tại Việt Nam phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tham luận tại hội thảo, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, việc tổ chức hội thảo lần này hết sức có ý nghĩa với tỉnh Thừa Thiên Huế, giúp cho lãnh đạo tỉnh có những quyết sách đúng đắn; các DN, người dân có những thông tin hữu ích trong tiếp cận, khai thác và sử dụng DVCTT. Nhấn mạnh trong thời gian cả nước cách ly để phòng chống dịch COVID-19, nhiều người đã làm quen và thành thạo trong trao đổi, giải quyết công việc trên môi trường điện tử; DN, người dân tiếp cận, tham gia giải quyết DVCTT; tỷ lệ hồ sơ trực tuyến đạt 51,5%, tăng 31,46% so với cùng kỳ.

“Đây chính là thách thức, vì trong giai đoạn này cùng với những giải pháp thiết thực, hỗ trợ từ chính quyền thì việc tiếp cận DVCTT hầu như là “bắt buộc” đối với DN, người dân. Chúng ta phải bàn bạc, đưa ra những giải pháp để DN, người dân chuyển từ “bắt buộc” sang “tự nguyện” và “hứng thú” đối với tiếp cận DVCTT. Qua đó, góp phần cải cách TTHC, tạo ra những bứt phá mới, giá trị mới đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh” - ông Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh.

Đại sứ Australia tại Việt Nam Robyn Mudie vui mừng khi Thừa Thiên Huế là địa phương thực hiện tốt chính quyền điện tử và các DVCTT. Cho rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 đã thay đổi toàn cầu, buộc chúng ta phải tìm ra những cách thức làm việc mới; người dân đã chứng tỏ khả năng thích nghi trong suốt cuộc khủng hoảng này. Học tập, gặp gỡ bạn bè, mua sắm, giải quyết công việc hành chính… đều diễn ra online. Đại sứ Australia nhấn mạnh nỗ lực hợp tác mạnh mẽ của Australia với Việt Nam trong việc thúc đẩy chính phủ điện tử. “Trong những năm qua, Australia đã sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình thúc đẩy quản trị điện tử chia sẻ kinh nghiệm và bài học từ cả 2 phía. Tôi rất ấn tượng với những gì Việt Nam đã đạt được và rất vui được tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong nỗ lực này”.

Tại hội nghị, các bộ, ngành tham gia giới thiệu DVCTT đóng BHXH tự nguyện và gia hạn thẻ BHYT cho hộ gia đình; thực hiện thủ tục cấp đổi giấy phép lái xe do ngành giao thông vận tải cấp; cách thực hiện tra cứu nộp phạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Đây là những dịch vụ công thiết yếu, gần gũi với người dân mới được tích hợp trên Cổng DVCQG.

Phát biểu kết luận tại hội thảo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cảm ơn những đóng góp và kinh nghiệm được chia sẻ tại hội thảo rất hữu ích của người dân, DN, cán bộ trung tâm hành chính công. Đây là cơ sở để cơ quan Trung ương nghiên cứu, chỉnh lý theo hướng cắt giảm thủ tục; đồng thời, Chính phủ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công thống nhất và liên thông giữa các cấp nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, DN tiếp cận với DVCTT trên CDVCQG.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước

Mặc dù những ngày cuối năm vô cùng bận rộn, phải hoàn tất các công việc để khép lại năm 2024 và chuẩn bị tâm thế cho Năm mới 2025, song cộng đồng người Việt tại Australia vẫn dành một khoảng thời gian quý giá để tề tựu bên nhau, tổ chức các hoạt động hướng về quê hương, đất nước.

Cộng đồng người Việt tại Australia chung tay hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước
Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) ngày 18/12 cho hay, Chính phủ Australia vừa đóng góp 13 triệu đô la Australia (tương đương 8,4 triệu USD) vào các nguồn lực cốt lõi của UNDP cho năm 2024. Đóng góp đáng kể này thể hiện cam kết liên tục của Australia đối với sự phát triển bền vững và quan hệ đối tác với UNDP.

Australia tiếp tục hỗ trợ UNDP giải quyết các thách thức phát triển toàn cầu
Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp

Báo cáo mới của Chính phủ Australia cho biết khoảng cách lương theo giới tính ở nước này đã thu hẹp theo từng năm, mặc dù vẫn chênh lệch ở mức hơn 20% tại các công ty tư nhân ở Australia, và trung bình mỗi năm, nhân viên nữ vẫn kiếm được ít hơn 28.425 AUD so với đồng nghiệp nam của họ.

Chênh lệch lương theo giới tính ở Australia được thu hẹp
Nêu cao tinh thần bảo vệ công lý và công bằng xã hội

Ngày 14/6, Đoàn Luật sư (LS) tỉnh tổ chức Đại hội toàn thể LS lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029). Tham dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; cùng gần 90 LS thuộc Đoàn LS tỉnh.

Nêu cao tinh thần bảo vệ công lý và công bằng xã hội

TIN MỚI

Return to top