ClockThứ Tư, 01/03/2023 19:16

“Hồi sinh” làng cổ Phước Tích

TTH.VN - TTH.VN - Là một trong những nội dung được các chuyên gia đưa ra thảo luận tại diễn đàn hỗ trợ phát triển hệ sinh thái cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) do nữ làm chủ tại Thừa Thiên Huế (thí điểm tại làng cổ Phước Tích và đệm bàng Phò Trạch) do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) tổ chức chiều ngày 28/2.Diễn đàn có sự tham dự của ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng lãnh đạo các sở ngành và các chuyên gia.

Chuyển đổi số doanh nghiệp bắt đầu từ thanh toán sốKhảo sát, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Liên kết với doanh nghiệp để cam kết việc làm cho sinh viên

leftcenterrightdel
 Phát động cuộc thi quảng bá làng cổ Phước Tích

Cơ hội cho làng cổ Phước Tích

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án hỗ trợ kỹ thuật chương trình thúc đẩy phát triển doanh nghiệp do nữ làm chủ ở Đông Nam Á và Thái Bình Dương (dự án TA 9660 REG) do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực hiện tại Việt Nam (giai đoạn 2019-2024). Trước đó chiều ngày 27 và sáng 28/2, Cục Phát triển doanh nghiệp (cơ quan dự án hợp phần 2) phối hợp với ADB cùng các doanh nghiệp đã thực hiện khảo sát tại làng cổ Phước Tích; nghiên cứu tình hình hỗ trợ DNNVV tạo sinh kế cho người dân địa phương từ đó đề xuất chính sách hỗ trợ DNNVV do nữ làm chủ.

Phát biểu khai mạc diễn đàn ông Phan Quý Phương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thông tin, Thừa Thiên Huế là 1 trong 2 địa phương trên cả nước (Thừa Thiên Huế và Cao Bằng) làm thí điểm (vùng đệm bàng Phò Trạch và làng cổ Phước Tích) để nghiên cứu, đề xuất và tư vấn, triển khai chương trình hành động hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững, bao gồm doanh nghiệp tạo tác động xã hội. Đây là tin vui không chỉ đối với vùng đệm bàng Phò Trạch và làng cổ Phước Tích mà còn đối với tỉnh Thừa Thiên Huế.

leftcenterrightdel
Doanh nghiệp chia sẻ tâm huyết với  làng cổ 

Trong khuôn khổ dự án, Thừa Thiên Huế mong muốn các chuyên gia sẽ tiến hành đánh giá đúng thực trạng phát triển của các doanh nghiệp tạo tác động xã hội tại khu vực và đề xuất cũng như triển khai các hoạt động nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp tác động xã hội tại địa phương. Thông qua diễn đàn này, tỉnh mong muốn được lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, các doanh nghiệp, cán bộ công tác trong các lĩnh vực có liên quan nhằm cung cấp các giải pháp phát triển hiệu quả vùng đệm bàng Phò Trạch và làng cổ Phước Tích. Cũng như đưa ra các giải pháp để DNNVV do nữ làm chủ sẽ phát triển hơn, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tạo điểm nhấn cho làng cổ Phước Tích

Tại diễn đàn, các đại biểu tham dự đã chia sẻ những kinh nghiệm cũng như những trải nghiệm trong quá trình gắn bó với làng nghề, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống. Trên cơ sở đó cũng chỉ ra những khó khăn vướng mắc trong khôi phục và phát triển vùng đệm bàng Phò Trạch và làng cổ Phước Tích. Từ đây đề xuất những giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch cộng đồng tại làng cổ Phước Tích một cách nhanh và bền vững nhất.

Ông Đoàn Quyết Thắng, Giám đốc Ban Quản lý Di tích kiến trúc nghệ thuật làng cổ Phước Tích chia sẻ, hiện làng cổ Phước Tích đang triển khai nhiều tour du lịch trải nghiệm cùng ăn, cùng ở, cùng làm việc với người dân địa phương; các hoạt động chợ quê, trải nghiệm các làng nghề truyền thống… Song để phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích một cách bền vững, mang lại sự đổi mới cho vùng đất này là điều không hề dễ. Bởi, khoảng cách từ Huế về làng cổ Phước tích quá xa nên cần sự kết nối tour tuyến với các doanh nghiệp hoạt động lữ hành. Hoạt động truyền thông quảng bá du lịch cho làng cổ gặp khó khăn, việc trùng tu lại các di tích vẫn hạn chế vì thế người dân rất mong doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp do nữ làm chủ cùng tham gia đóng góp, tiếp thêm sức sống cho làng cổ Phước Tích cũng như các làng nghề truyền thống tại địa phương.

leftcenterrightdel
 Trải nghiệm làm gốm tại làng gốm Phước Tích

Nhiều đề xuất kiến nghị như xây dựng bức tranh từ đệm bàng lớn nhất; cung đường đẹp nhất; xúc tiến đầu tư kêu gọi các doanh nghiệp lớn bắt tay hỗ trợ làng nghề; sửa chửa trùng tu lại các điểm di tích tại làng cổ; xúc tiến đầu tư xây dựng điểm dịch vụ du lịch tập trung, điểm check in… cũng được các chuyên gia, các doanh nghiệp đề xuất nhằm tạo nên sức sống mới cho làng cổ Phước Tích. Trên cơ sở đánh giá mức độ tham gia đóng góp của doanh nhân nữ để đưa ra các chính sách hỗ trợ phù hợp như “mũi tên bắn trúng hai đích” vừa hỗ trợ doanh nhân nữ vừa khôi phục và phát triển du lịch tại làng cổ Phước Tích.

Trong khuôn khổ hoạt động tại diễn đàn, Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng phối hợp với UBND huyện Phong Điền cùng các cơ quan liên quan tổ chức phát động cuộc thi xây dựng clip quảng bá nét đẹp con người, văn hóa của vùng đất, tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của làng cổ Phước Tích nói riêng và nét đẹp văn hóa của Thừa Thiên Huế nói chung. Thông qua cuộc thi, ban tổ chức sẽ chọn ra những video/clip xuất sắc nhất sử dụng trong công tác thông tin, truyền thông về vùng đất làng cổ Phước Tích và đệm bàng Phò Trạch.

Phát biểu tại diễn đàn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng bày tỏ mong muốn, các doanh nghiệp tiếp tục vào cuộc đồng hành cùng chính quyền trong khôi phục và phát triển bền vững các làng nghề truyền thống, kết nối tour tuyến du lịch, đào tạo nâng cao năng lực cho người dân trong phát triển du lịch cộng đồng. Đồng thời mong muốn các bạn trẻ là sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tham gia xây dựng nên những câu chuyện về điểm đến, quảng bá làng nghề, du lịch tại làng cổ Phước Tích và Thừa Thiên Huế.

 

 

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi doanh nhân là phụ nữ

Con số 35% trong tổng số khoảng 7.000 doanh nghiệp đang hoạt động ở Thừa Thiên Huế do phụ nữ quản lý tuy còn khá khiêm tốn, nhưng cũng thật đáng nói khi so sánh với con số 20 - 24% trong cả nước, một tỷ lệ đủ để doanh nhân nữ nước ta đạt mức cao nhất ở khu vực Đông Nam Á.

Khi doanh nhân là phụ nữ
Chiều ở Phước Tích

Chiều tà buông lơi giữa đất trời, đẹp như một nét cọ thăng hoa đầy phóng khoáng trong bức tranh phong cảnh làng quê của người họa sĩ thích sống đời lang bạt. Nắng lộng lẫy vắt ngang những cành cây đang phiêu dao trong gió, rồi như tan ra, chảy loang trên mặt nước sông Ô Lâu. Tôi đứng ở bến sông làng cổ Phước Tích, nhìn sóng nước vỗ bờ man mác, nhìn hoàng hôn chảy vào miền thinh lặng của tâm hồn.

Chiều ở Phước Tích
Phước Tích bên dòng Ô Lâu

Cách TP. Huế khoảng 40km về phía bắc, làng cổ Phước Tích thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Đây là ngôi làng thứ hai của đất Việt được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia vào năm 2009.

Phước Tích bên dòng Ô Lâu
Thêm giải pháp truyền thông, quảng bá làng cổ Phước Tích

Trong 2 ngày 29 và 30/6, dự án “Hỗ trợ hệ sinh thái các doanh nghiệp tạo tác động tại Việt Nam ứng phó với COVID-19” (dự án ISEE-COVID) phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tổ chức khoá đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn viên du lịch tại làng cổ Phước Tích.

Thêm giải pháp truyền thông, quảng bá làng cổ Phước Tích

TIN MỚI

Return to top