ClockThứ Hai, 08/05/2023 14:22

Bộ Tài chính phân tích về đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô

Lo ngại hụt thu ngân sách Nhà nước (NSNN) và vi phạm cam kết quốc tế, Bộ Tài chính đã đưa ra các phân tích xung quanh việc giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước và nhập khẩu.

Bộ Tài chính "bác" đề xuất giảm 50% lệ phí trước bạ ô tôĐề xuất giảm lệ phí trước bạ ô tô để kích cầu tiêu dùngXử lý kiến nghị về gia hạn nộp thuế, giảm lệ phí trước bạ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước

leftcenterrightdel

Một số chuyên gia kinh tế dự báo: Vào quý 2/2023, nhu cầu của thị trường có thể sẽ tăng nhẹ do trùng với mùa cao điểm du lịch, nhu cầu di chuyển lớn cũng như lãi suất cho vay của ngân hàng đang có xu hướng giảm, người tiêu dùng sẽ dễ tiếp cận với nguồn vốn mua xe hơn. Ảnh: TC Motor

Trong khi đó, Bộ Công thương lại ủng hộ phương án giảm 50% mức thu LPTB và gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo Bộ Công Thương, từ đầu năm đến nay, trong khi doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch, nguy cơ suy thoái kinh tế đang hiện hữu, tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô và toàn nền kinh tế. Đặc biệt, sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng... làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu đối với những mặt hàng có giá trị cao.

Dù đã lấy lại đà tăng trưởng trong tháng 2&3/2023 nhưng nhìn chung doanh số bán hàng của các hãng xe vẫn còn kém khá xa so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng 3/2023, các hãng xe không là thành viên của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA) như: TC Group (Tập đoàn Thành Công) và VinFast cũng ghi nhận doanh số bán hàng tăng. Số liệu công bố từ TC Group cho thấy, trong tháng 3/2023 đơn vị này tiêu thụ 5.773 xe mang thương hiệu Hyundai. Trong khi đó, VinFast cũng bàn giao 915 xe điện cho khách hàng.

Tuy nhiên trong 3 tháng đầu năm 2023, các đơn vị thành viên VAMA tiêu thụ tổng cộng 70.392 xe, giảm 22% so với cùng kỳ năm trước; trong đó xe du lịch giảm 26%, xe thương mại giảm 5% và xe chuyên dụng giảm 48%.

Các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đều đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm ô tô. Nhưng nếu chỉ dựa vào nguồn lực và các giải pháp kích cầu riêng lẻ sẽ không đủ để tạo ra sức bật giúp thị trường ô tô tăng trưởng trở lại một cách ổn định và bền vững. Do đó, đại diện Bộ Công Thương cho rằng, trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn, việc tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong một khoảng thời gian thích hợp là cần thiết và phù hợp.

Điều này sẽ góp phần kích cầu tiêu dùng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các nhà phân phối tiêu thụ được lượng xe tồn kho do tình hình kinh tế khó khăn, tăng doanh thu, bù đắp chi phí, góp phần giúp ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sớm vượt qua khủng hoảng và phát triển.

Liên quan đến đề xuất giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, đại diện Bộ Tài chính cho rằng: Bên cạnh tác động tích cực của việc giảm 50% LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, việc giảm 50% LPTB đối với các loại xe này từ tháng 12/2021 đến hết tháng 5/2022, đã tác động giảm thu NSNN về LPTB tương ứng 8.727 tỷ đồng.

Theo quy định của Luật NSNN, khoản thu LPTB thuộc ngân sách địa phương. Việc giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước có thể làm tăng sản lượng tiêu thụ ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, từ đó làm tăng số thu về thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế TTĐB.

Tuy nhiên, số thu thuế GTGT và thuế TTĐB chỉ tập trung ở 8 địa phương là Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh (là nơi có các công ty sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước); còn các địa phương khác đều giảm thu ngân sách địa phương từ chính sách này (địa phương đã có yêu cầu ngân sách Trung ương cấp bù khoản hụt thu này để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương).

Theo tính toán của Bộ Tài chính, trường hợp Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thực hiện chính sách giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước: Với phương án giảm 50% mức thu LPTB này có thể làm giảm thu NSNN khoảng 8.000 - 9.000 tỷ đồng. “Với phương án giảm 50% mức thu LPTB đối với cả ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và ô tô nhập khẩu, tổng số thu LPTB đối với ô tô sẽ giảm khoảng 15.000 – 16.000 tỷ đồng, từ đó ảnh hưởng đến số thu NSNN năm 2023 và đặc biệt là cân đối ngân sách của một số địa phương khó khăn”, đại diện Bộ Tài chính phân tích.

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến cân đối ngân sách, trong văn bản báo cảo Chính phủ, Bộ Tài chính cũng nhấn mạnh về tác động đến cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Có ý kiến cho rằng chính sách này có khả năng chưa tuân thủ hoàn toàn quy định theo nguyên tắc Đối xử quốc gia trong khuôn khổ Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Việt Nam hiện là thành viên của WTO và đã ký kết nhiều FTA song phương và đa phương, trong đó đã cam kết thực hiện nguyên tắc đối xử quốc gia trong thương mại và đầu tư. Theo đó, hiện nay chính sách thuế, phí, lệ phí tại các văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng thống nhất giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu.

“Thực tế, Việt Nam đã nhận được nhiều yêu cầu giải thích chính sách khi có sự phân biệt áp dụng chính sách giữa xe ô tô sản xuất lắp ráp trong nước và xe ô tô nhập khẩu từ quốc gia không có hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước tại Việt Nam từ Eurocharm và các doanh nghiệp tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam…”, đại diện Bộ Tài chính cho hay.

Theo Bộ Tài chính, việc thực hiện chính sách giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất lắp ráp trong nước có thể áp dụng ngắn hạn trong điều kiện năm 2021 - 2022 phần lớn các nước đều chịu tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 và cũng có nhiều điều chỉnh chính sách đặc thù. Tuy nhiên nếu tiếp tục thực hiện trong năm 2023, các nước thành viên WTO có thể nhìn nhận việc điều chỉnh chính sách này như một khoản trợ cấp của Chính phủ và có thể một số quốc gia không có hoạt động sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước tại Việt Nam tiếp tục gửi các yêu cầu, khiếu nại.

Nhờ lực đẩy từ chương trình hỗ trợ 50% phí trước bạ, thị trường ô tô năm 2022 đã vượt mốc 500.000 xe và thoát khỏi mác "thị trường nhỏ". Trước đó, chính sách này cũng đã giúp lượng xe sản xuất trong nước giai đoạn 2 quý cuối năm 2020 tăng đều qua các tháng. Đặc biệt trong 2 tháng cuối năm với mức tăng trưởng bình quân trên 20%. Do vậy đại diện các nhà nhập khẩu ô tô được ủy quyền chính hãng tại Việt Nam (VIVA) đã có công văn gửi ý kiến đệ trình Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Văn phòng Chính phủ với mong muốn được hưởng mức giảm lệ phí trước bạ 50%.

Phía VAMA, Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam (VAMI) cùng một số địa phương có nhà máy sản xuất ô tô cũng từng kiến nghị Chính phủ có chính sách hỗ trợ tiếp tục gia hạn nộp TTĐB và giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.

Theo Báo Tin tức
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ

Tình trạng xe container, đầu kéo, xe hợp đồng chở khách, xe chạy tuyến cố định vi phạm tốc độ dù đã được kiểm tra, xử lý nhắc nhở thường xuyên, song vẫn chưa thể chấm dứt hoàn toàn. Giải pháp đặt ra vẫn là quản lý chặt chẽ hơn nữa, xử lý nghiêm hơn nữa các phương tiện vi phạm để hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng này.

Siết chặt quản lý phương tiện ô tô vi phạm tốc độ
Đề xuất bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ

Theo thông tin từ Bộ Tài chính chiều 8/11, Bộ đã có Tờ trình Chính phủ về Dự thảo Nghị định quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử (TMĐT), trong đó đề xuất bãi bỏ việc miễn thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh có giá trị dưới 1 triệu đồng.

Đề xuất bỏ quy định miễn thuế hàng nhập khẩu giá trị nhỏ
Tán thành đề xuất tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Tán thành với quan điểm tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí để giúp cơ quan báo chí tăng nguồn thu, thực hiện tốt hơn cơ chế tự chủ tài chính, song để bảo vệ quyền lợi của độc giả, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội đề nghị nghiên cứu điều chỉnh theo hướng quy định cụ thể về tỷ lệ diện tích, vị trí quảng cáo đối với từng loại hình ấn phẩm báo, tạp chí khác nhau.

Tán thành đề xuất tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

TIN MỚI

Return to top