ClockThứ Ba, 30/11/2021 14:00

Phòng dịch ở các chợ truyền thống

TTH - Tăng cường các biện pháp quản lý, kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19 tại khu vực chợ luôn được Ban Quản lý (BQL) chợ, các địa phương trên địa bàn TP. Huế chú trọng, vừa đảm bảo phòng dịch, vừa cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Đã cấp phát mã QR cho hơn 99% người dân toàn tỉnh

Lãnh đạo TP. Huế kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại chợ An Cựu

Là một trong những ngôi chợ truyền thống nằm ở trung tâm TP. Huế với số lượng tiểu thương nhiều, khoảng 700 người cùng với lưu lượng khách hàng đến tham quan, mua sắm trong cùng một thời điểm đông nên công tác phòng, chống dịch COVID- 19 luôn được BQL chợ An Cựu chú trọng khi số ca dương tính trong cộng đồng đang gia tăng.

Sau khi trên địa bàn chợ ghi nhận các ca F0 vào ngày 19/11 liên quan đến các ổ dịch tại các địa phương, từ chiều 19 và ngày 20/11, BQL chợ An Cựu đã quyết định đóng cửa toàn bộ khu chợ, đồng thời phối hợp với đội ngũ y tế khun khử khuẩn, khoanh vùng, tầm soát nhanh để dập dịch. Thời điểm đó, toàn bộ tiểu thương và khách hàng đến chợ đều được test nhanh, sau đó BQL liên hệ với các địa phương tổ chức cách ly các trường hợp F1, F2 theo quy định.

Theo Trưởng BQL chợ An Cựu, bà Lê Thị Hằng, để phòng dịch trong khuôn viên chợ, hiện BQL đã đóng các cửa phụ, bố trí nhân viên túc trực 24/24 ở cổng chính để kiểm soát người vào chợ. Đối với các tiểu thương thuộc diện F1, F2 chưa hết thời hạn cách ly, giám sát y tế và khách hàng sinh sống ở các vùng đỏ, BQL tuyệt đối không cho vào chợ nhằm tránh lây lan dịch. Hiện, BQL đang triển khai tuyên truyền, vận động các hộ kinh doanh ủng hộ kinh phí hoặc tự trang bị test nhanh để tầm soát định kỳ, đồng thời huy động các nguồn xã hội hoá để tổ chức test định kỳ 10% khách hàng vào chợ nhằm sớm phát hiện các ca nghi nhiễm.

Cùng với sự chủ động của BQL các chợ, các địa phương ghi nhận nhiều ca F0 như Hương Vinh, Phú Hậu, Vỹ Dạ, Hương Long, Trường An… cũng tổ chức chốt lưu động thường xuyên kiểm tra tình hình ra vào, kinh doanh ở chợ; bố trí các loa truyền thanh phát thông tin cập nhật tình hình dịch bệnh, cách phòng tránh và những kiến thức về dịch bệnh nhằm nâng cao nhận thức cho các hộ kinh doanh cũng như người dân đến mua hàng. Đối với xe vận chuyển hàng hóa ngoại tỉnh thì bố trí tập kết một nơi riêng biệt, trang bị phòng cách ly tạm thời cho tài xế, sau khi xe giao hàng xong và di chuyển hết thì mới cho người đến vận chuyển hàng về chợ.

Tại chợ Trường An, sau khi trên địa bàn ghi nhận ca F0, BQL siết chặt việc quản lý danh sách tiểu thương kinh doanh, bắt buộc tiểu thương nghiêm túc thực hiện quy định “5K”, đồng thời bố trí lực lượng kiểm tra kiểm soát các đầu vào, ra chợ; vận động, kết hợp xử phạt nghiêm những trường hợp không chấp hành quy định phòng, chống dịch bệnh. Các tiểu thương, hộ kinh doanh trong chợ ký cam kết thực hiện tuân thủ các quy định, hướng dẫn về phòng, chống dịch và các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; thông báo khi có tiếp xúc với các trường hợp F0 hoặc F1; đảm bảo các yêu cầu vệ sinh khử khuẩn hàng ngày; hạn chế tiếp xúc, giữ khoảng cách tối thiểu…

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, nhằm tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh buôn bán khi diễn biến dịch COVID- 19 vẫn đang diễn biến phức tạp, thành phố yêu cầu các địa phương, BQL các chợ nếu rà soát thấy khu chợ nào đang thực hiện đóng cửa để phòng dịch, nếu kết quả xét nghiệm âm tính đối với các tiểu thương thì cho mở trở lại. Ngoài ra, BQL các chợ phối hợp với trạm y tế các phường, xã liên tục test nhanh tiểu thương, tầm soát nhanh ngẫu nhiên 10% người vào chợ nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch COVID-19 vào các chợ truyền thống.

Bài, ảnh: Minh Thư

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

An toàn thực phẩm từ Sáng kiến Một Sức Khỏe

Cải thiện an toàn thịt lợn tại các cơ sở giết mổ và chợ truyền thống là mục tiêu hướng đến tại Hội nghị tổng kết Hợp phần An toàn thực phẩm Sáng kiến Một Sức Khỏe do Quỹ CGIAR Trust Fund tài trợ, Viện Thú y thuộc Bộ NN & PTNT phối hợp cùng Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI) tổ chức, diễn ra tại TP. Huế trong ngày 27/12.

An toàn thực phẩm từ Sáng kiến Một Sức Khỏe
Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường

Học sinh các trường bắt đầu bước vào năm học mới, cùng với thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm tăng cao, nhất là các bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi, ho gà, bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Vì vậy, nâng cao nhận thức, phối hợp theo dõi, xử lý ca bệnh giữa trường học và y tế cơ sở đóng vai trò rất quan trọng.

Chủ động phòng dịch trong mùa tựu trường
Để các chợ truyền thống luôn nhộn nhịp

Trái với hình ảnh đông đúc, rộn ràng ở các trung tâm thương mại, siêu thị, thì các chợ truyền thống ở Huế lại ảm đạm, vắng khách. Giải pháp nào để chợ truyền thống luôn nhộn nhịp là điều đáng suy ngẫm.

Để các chợ truyền thống luôn nhộn nhịp
Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Ngày 29/6, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh cho hay, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có hơn 500 ca sốt xuất huyết, trong đó 1 ca tử vong. Sốt xuất huyết (SXH) đã có ở các huyện, thị, thành phố, trong đó TP. Huế gần 340 ca bệnh, Quảng Điền hơn 50 ca, Hương Thủy gần 50 ca…

Sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

TIN MỚI

Return to top