ClockThứ Năm, 10/10/2024 15:29

Phú Lộc: Trâu chết ở xã Lộc Tiến do chưa tiêm vắc xin

TTH.VN - Chiều 10/10, ông Phan Văn Cường, Chủ tịch UBND xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc cho biết đã triển khai xử lý, dập dịch khi nhiều con trâu của các hộ dân trên địa bàn xã nuôi bị chết.

Chưa tiêm phòng, trâu chết do tụ huyết trùngThành lập đoàn công tác đánh giá nguyên nhân trâu bò chết ở A LướiTriển khai các giải pháp “cứu” trâu bò ở A Lưới

 Chính quyền địa phương huy động lực lượng, phương tiện để tiêu hủy trâu chết . Ảnh: PVC

Theo ông Cường, có khoảng 10 con trâu bị chết, xuất hiện từ giữa tháng 9/2024 đến nay. Qua theo dõi và kiểm tra, triệu chứng của những con trâu bệnh này đa phần là bỏ ăn, thở dốc mạnh, phình bụng, sùi bọt mép rồi lăn ra chết.

Chính quyền xã đã báo cáo lên cơ quan chức năng của huyện, đồng thời phối hợp và huy động lực lượng thú y để tìm hiểu nguyên nhân; cùng với các lực lượng nhanh chóng dập dịch. Bước đầu, xác định nguyên nhân khiến nhiều con trâu bị chết là do bệnh tụ huyết trùng.

Ông Phạm Văn Đào, Phó Trưởng phòng phụ trách phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện cho biết, trên địa bàn xã Lộc Tiến có hơn 1.000 con trâu, trong đó khoảng 98% đã được tiêm vắc xin. Các con trâu bị chết chủ yếu là trâu được người dân thả trong rừng, chưa lùa về và chưa tiêm vắc xin.

“Sau khi phát hiện dịch bệnh, phòng đã cấp hóa chất tiêu độc khử trùng để xử lý, ngăn chặn dịch lây lan ở xã Lộc Tiến. Hiện, UBND huyện cũng đang ban hành kế hoạch tiêm phòng đợt 2 theo kế hoạch của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, không chỉ với dịch bệnh tụ huyết trùng mà còn các dịch bệnh khác”, ông Đào cho hay.

Theo ông Cường, hiện nay, tất cả trâu, bò trên địa bàn xã Lộc Tiến đã được tiêm vắc xin tụ huyết trùng và chính quyền địa phương cũng đã tăng cường tuyên truyền để người dân không mổ thịt, bán trâu mắc dịch bệnh nhằm không để dịch tiếp tục lây lan.

HỮU PHÚC
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:
Cần rút bài học từ Covid-19

Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Cần rút bài học từ Covid-19
Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi

Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 900 ca bệnh sốt xuất huyết, có tuần ghi nhận đạt đỉnh 70 trường hợp dương tính với sốt xuất huyết Dengue. Ngành y tế tỉnh nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp truyền thông, tổ chức vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức cho người dân…

Xử lý kịp thời ca bệnh sốt xuất huyết, ngăn muỗi sinh sôi

TIN MỚI

Return to top