ClockThứ Ba, 25/02/2020 13:45

Khai thác tiềm năng, lợi thế vùng cát nội đồng

TTH - Với tiềm năng, lợi thế vùng cát nội đồng, Đảng ủy xã Điền Môn (Phong Điền) tập trung lãnh, chỉ đạo xây dựng phát triển vùng kinh tế trang trại, gia trại. Đây là bước đi nhằm nâng cao thu nhập cho người dân gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phong Hiền cần tìm các giải pháp để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phươngTìm giải pháp nhằm khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế

Mới trồng vài năm trở lại đây, nhưng dưa hấu đem lại thu nhập gấp 3 lần cây lúa cho người dân Điền Môn

Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã Điền Môn đạt 27 triệu đồng/người/năm thì đến năm 2020 con số này nâng lên 40 triệu đồng/người/năm, gấp 1,8 lần. Có được kết quả đó là do trong nhiệm kỳ qua, Đảng ủy, UBND xã Điền Môn đã tập trung lãnh, chỉ đạo người dân phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng trang trại, gia trại.

Ông Đặng Hữu Danh, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Điền Môn thông tin: Đầu nhiệm kỳ, xã đã triển khai thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế theo hướng trang trại, gia trại và giao đất cho 56 hộ gia đình có nhu cầu. Đồng thời, lồng ghép các chương trình, dự án phát triển chăn nuôi như: Dự án nâng cao chất lượng và phát triển số lượng đàn bò, dự án phát triển đàn lợn có tỷ lệ nạc cao... Bước đầu đã hình thành một số gia trại chăn nuôi có quy mô và hiệu quả kinh tế. Một số gia trại chăn nuôi bò có quy mô từ 10 đến 20 con bò lai, gia trại lợn có quy mô từ 50 đến 100 con lợn thịt... Qua đó, góp phần tăng thu nhập cho nhiều hộ dân và giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã còn 4,45%. Năm 2019, xã đã đạt 16/19 tiêu chí về xây dựng NTM và dự kiến hoàn thành 3 tiêu chí còn lại gồm: cơ sở vật chất văn hóa, hình thức tổ chức sản xuất, môi trường trong năm 2020.

Là xã thuần nông, Điền Môn luôn quan tâm phát triển nông nghiệp toàn diện. Ngoài nâng cấp đồng bộ hệ thống thủy lợi, chủ động nguồn nước tưới, địa phương thực hiện cứng hoá 100% đường trục chính giao thông nội đồng, thuận tiện cho việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng cũng như vùng gia trại, trang trại. Chính quyền địa phương đã đầu tư hơn 3 tỷ đồng xây dựng 22 tuyến đường ngang, bề rộng 4m, dài hơn 7km và hệ thống điện hạ thế, giúp người dân thuận tiện trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Nhiều cây trồng phù hợp với đất đai thổ nhưỡng được đưa vào sản xuất, đem lại thu nhập cao như cây ném, dưa các loại… Từ vùng đất cát nội đồng hoang hóa, vùng kinh tế gia trại, trang trại xã Điền Môn dần hình thành với tổng diện tích lên hơn 117ha, trải dài trên toàn xã.

Ông Nguyễn Dũng, người dân thôn Vĩnh Xương cho hay, được sự vận động của các cấp chính quyền và sự hỗ trợ về vốn vay, ông cũng như nhiều hộ dân đã tăng gia sản xuất chuyên canh cây ném, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Với 1ha cây ném có thể cho thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng/năm.

Hiện, khu kinh tế trang trại, gia trại xã Điền Môn đã hình thành 28 lô cho 300 hộ dân tham gia sản xuất; trong đó, thôn Vĩnh Xương có 18 lô, làng Kế Môn có 10 lô với diện tích mỗi lô từ 2,1ha đến 8,5ha. Hàng năm, bình quân thu nhập từ kinh tế trang trại, gia trại từ 70 đến 100 triệu đồng/ha; trong đó, cây ném, dưa hấu cho thu nhập từ 150 đến 200 triệu đồng/ha/năm.

“Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, trong đó chú trọng phát triển nông nghiệp theo hướng trang trại, gia trại, ưu tiên phát triển các loại cây trồng mà địa phương có lợi thế như cây ném, dưa hấu, gắn với chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm. Ngoài ra, duy trì, đẩy mạnh các ngành nghề truyền thống, phát triển các nghề mới như chế biến hàng hóa nông sản…là nhiệm vụ mà UBND xã sẽ triển khai trong nhiệm kỳ tới theo Nghị quyết Đảng ủy đã đề ra”, ông Hoàng Ngọc Bảo, Phó Chủ tịch UBND Điền Môn khẳng định.

Đảng bộ xã Điền Môn có 106 đảng viên sinh hoạt ở 9 chi bộ. Đảng bộ được Huyện ủy Phong Điền chọn tổ chức đại hội điểm cấp xã, bầu trực tiếp bí thư. Dự kiến, Đại hội đại biểu Đảng bộ xã Điền Môn nhiệm kỳ 2020-2025 sẽ diễn ra đầu tháng 3/2020. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị cho đại hội đã hoàn tất.

Bài, ảnh: Thanh Hải

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ

Bảo hộ và quản lý tài sản trí tuệ cho các sản phẩm, dịch vụ, nhất là các đặc sản, sản phẩm lợi thế của địa phương là bước khởi điểm căn bản để nâng cao giá trị thương hiệu, mở rộng thị trường, giúp tăng doanh thu, lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Bảo hộ và khai thác hiệu quả tài sản trí tuệ
Nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Nga - Việt

Thứ trưởng Bộ Phát triển kinh tế LB Nga, Phó Chủ tịch Phân ban Nga trong Ủy ban Liên Chính phủ Việt - Nga về hợp tác kinh tế - thương mại và khoa học - kỹ thuật, ông Vladimir Ilichev, khẳng định mối quan hệ thương mại và kinh tế giữa hai nước tự tin thích ứng và khôi phục động lực phát triển.

Nhiều tiềm năng thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại Nga - Việt
Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận

Năm 2025, TP. Huế tiếp tục xây dựng và phát triển 2 quận của TP. Huế trực thuộc Trung ương trên cơ sở khai thác, phát huy hiệu quả các nền tảng hiện có, thành tựu đã đạt được; đồng thời, khai thác tiềm năng, thế mạnh, lợi thế riêng có để góp phần xây dựng TP. Huế phát triển bền vững.

Khai thác tiềm năng, thế mạnh để xây dựng và phát triển 2 quận
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1: Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

Huế được mệnh danh là “Thành phố vườn” với gần 100 nhà vườn, nhà rường cổ (gọi chung là nhà vườn Huế). Mỗi ngôi nhà vườn như một “Bảo tàng sống” chứa đựng những giá trị về văn hóa và đời sống lễ nghi, hương vị ẩm thực và phong cách ứng xử của người dân. Phát triển du lịch gắn với trùng tu và chống xuống cấp là giải pháp tối ưu nhằm giữ lại nhà vườn, giữ gìn bản sắc văn hóa và phát huy giá trị di sản Cố đô theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Mở cửa cho các “Bảo tàng sống” của Huế - Kỳ 1 Nhà vườn Huế vẫn “kín cổng cao tường”

TIN MỚI

Return to top