ClockThứ Tư, 13/12/2017 05:41

Dân vận đi trước

TTH - Nhiều mô hình, cách làm hiệu quả trong phong trào “dân vận khéo” ở Quảng Điền góp phần khơi dậy nội lực, huy động sức dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Thôn, xóm khang trang nhờ “Dân vận khéo”Thành công từ dân vận khéoĐiều động và bổ nhiệm Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủyThử tài “dân vận khéo”Trưởng ban Dân vận Trung ương dâng hương tại Khu lưu niệm Đại tướng Nguyễn Chí ThanhDân vận phải đi trước một bướcThanh niên học cách làm dân vận khéoDân vận khéo gắn với xây dựng nông thôn mớiPhát động phong trào “Dân vận khéo xây dựng đô thị văn minh”

Vận động hiến đất để xây dựng nông thôn mới ở Quảng Lợi

Bắt đầu từ nhận thức

Từ một tổ dân phố có tỷ lệ sinh con thứ 3 cao, kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội, tổ dân phố Lương Cổ, thị trấn Sịa đã có những chuyển biến tích cực nhờ xây dựng mô hình Câu lạc bộ (CLB) không sinh con thứ ba.

Chị Hoàng Thị Liễu, Chi hội trưởng Phụ nữ tổ dân phố Lương Cổ chia sẻ, thay vì tuyên truyền rộng khắp, các thành viên CLB chỉ khoanh vùng các đối tượng có khả năng sinh con thứ ba để hướng dẫn họ cách phòng tránh thai hiệu quả. Phân công chị em bám sát, nắm bắt tâm tư các thành viên trong gia đình, hướng họ thoát khỏi tư tưởng trọng nam khinh nữ, sinh nhiều con... để tập trung phát triển kinh tế và giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhờ đó, 5 năm liền tổ dân phố không có trường hợp sinh con thứ 3.

Kể cho chúng tôi về trường hợp hội viên Nguyễn Thị Lan, chị Liễu như trút được gánh nặng: “Vợ chồng chị Lan sinh con một bề, có hoàn cảnh rất khó khăn nhưng vẫn muốn sinh thêm để có nếp, có tẻ. Các thành viên CLB phải lui tới nhà động viên, phân tích về tình hình thực tế của gia đình. Ban đầu, vợ chồng chị phản đối, có khi thấy chúng tôi tới là lánh đi. Vậy mà bây giờ, vợ chồng chị Lan đều trở thành những hội viên nhiệt tình nhất CLB trong công tác vận động người dân trong tổ dừng lại ở hai con để nuôi dạy cho tốt”.

Chuẩn bị cán đích nông thôn mới, xã Quảng Công được xem là điểm sáng trong công tác dân vận khi đã huy động sức dân trong xây dựng các tuyến đường giao thông, trường học đến chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả năng suất lao động. Trong đó, có thể kể đến vai trò của Đoàn Thanh niên trong vận động thắp sáng các tuyến đường thôn, xóm.

Sau khi các tuyến đường thôn, xóm được bê tông hóa, Xã đoàn Quảng Công tổ chức vận động các doanh nghiệp, thanh niên làm ăn xa cùng người dân ủng hộ tiền mua cột điện, dây điện, bóng đèn, rồi huy động đoàn viên tham gia lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng. Từ một thôn làm điểm, đến nay, 9/9 thôn trong xã đều lắp đặt hệ thống điện đường dọc các tuyến xóm với kinh phí trên 300 triệu đồng (chưa bao gồm ngày công). Nhờ đó, giúp cho người dân giao thông thuận lợi, bộ mặt xóm làng cũng khang trang hơn và tình trạng ăn cắp vặt giảm đáng kể...

Dân vận khéo trên các lĩnh vực

Ông Lê Duận, Chủ tịch UBND xã Quảng Công thông tin, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nên tạo chuyển biến trong nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và Nhân dân. Từ đó, người dân tự nguyện tham gia các phong trào làm đường giao thông nông thôn, cải tạo vườn tạp, kênh mương nội đồng, tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng gia đình văn hóa... Mặt trận và các đoàn thể cũng gắn phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới với các phong trào thi đua, thực hiện tốt các tiêu chí được phân công.

Theo Ban Dân vận Huyện ủy Quảng Điền, ngoài các mô hình dân vận khéo của Mặt trận và các đoàn thể, trong năm 2017 có 25/49 tổ chức Đảng trực thuộc đăng ký xây dựng mô hình dân vận khéo trên các lĩnh vực. Trung bình một tổ chức cơ sở Đảng đều có một mô hình dân vận khéo gắn với từng chức năng nhiệm vụ cụ thể và điều kiện địa phương. Thông qua việc triển khai thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo đã tạo được sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị và các tầng lớp Nhân dân, hướng đến thực hiện hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh.

Ông Trần Khánh Toàn, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Quảng Điền cho biết: Thực tế cuộc sống hàng ngày có nhiều vấn đề, sự việc nảy sinh, đòi hỏi công tác dân vận phải đi trước một bước. Vì thế, huyện đang từng bước đổi mới về nội dung, phương thức vận động quần chúng; bám cơ sở, bám địa bàn, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân. Đồng thời, tăng cường vai trò, trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội trong việc nhân rộng, duy trì và phát triển bền vững các mô hình hay, cách làm sáng tạo cũng như biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân làm tốt. Cùng với đó, sẽ tăng cường công tác dân vận chính quyền nhằm phát huy dân chủ ở cơ sở; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; thực hiện tốt công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; xây dựng phong cách người cán bộ, công chức, viên chức “Trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với Nhân dân”.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

Ngày 15/11, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) huyện A Lưới tổ chức hội nghị rút kinh nghiệm 1 năm thực hiện Đề án 2036 “Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận của lực lượng vũ trang Quân khu 4 ở vùng đặc thù trên địa bàn huyện A Lưới giai đoạn 2023 - 2030 và những năm tiếp theo”.

Nâng cao hiệu quả công tác dân vận vùng đặc thù

TIN MỚI

Return to top