ClockThứ Bảy, 29/08/2020 11:41

Cá đặc sản chết gây thiệt hại lớn

TTH.VN - Thời tiết diễn biến phức tạp, thay đổi đột ngột khiến các loại cá đặc sản chết hàng loạt gây thiệt hại lớn.

Phòng chống dịch nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân

Người dân vớt cá chết

Cá chết chưa giảm

Ông Trần Đức Tâm ở thôn 2, xã Hải Dương (TX. Hương Trà) phản ánh, từ khi thả giống nuôi đến nay hơn 7 tháng, nằm trong khung thời điểm nắng nóng diễn ra gay gắt, thời tiết phức tạp, môi trường thường thay đổi đột ngột.

Từ tháng 6 đến nay, nguồn nước tại khu vực nuôi cá đặc sản như mú, hồng mỹ, nâu, kình bắt đầu có dấu hiệu bất thường. Cá nuôi có hiện tượng lờ đờ, bỏ ăn và chết lai rai, kéo dài từ hai tháng nay. Các biện pháp bảo vệ, ứng phó đã được triển khai nhưng chỉ cầm cự trong thời gian ngắn. Đến những ngày cuối tháng 8, cá bắt đầu chết hàng loạt gây thiệt hại lớn.

Hộ ông Tâm nuôi 10 lồng cá, mỗi lồng bình quân 500 con, gồm các loại cá mú, hồng mỹ, cá nâu, cá kình. Trọng lượng cá đến nay bình quân đạt khoảng 0,5kg/con. Hiện tượng ban đầu là cá bỏ ăn, tróc vảy, sau đó chết hàng loạt, ước thiệt hại trên 100 triệu đồng.

Cá mú là đối tượng chết nhiều nhất trong các loại cá nuôi. Mặc dù chưa tới kỳ thu hoạch nhưng do cá chết nhiều nên ông Tâm phải thu hoạch tỉa bán để gỡ phần nào. Bình thường loại cá này bán với giá 200 – 300 ngàn đồng/kg, nhưng giờ bán non nên phải hạ giá, thậm chí chỉ còn 50-70 ngàn đồng/kg. Giá thấp đã đành nhưng vẫn ít người mua do cá còn non, chất lượng thấp”, ông Tâm trăn trở.

Cùng thời điểm, tại xã Quảng Công (Quảng Điền) xuất hiện tình trạng cá nuôi như mú, hồng mỹ, nâu… bỏ ăn và chết hàng loạt, nhiều nhất là cá nâu và cá kình. Ông Trần Vinh ở thôn 4, xã Quảng Công chia sẻ, trước tình trạng cá chết, ông Vinh đã sử dụng thuốc và các biện pháp theo quy định để chữa trị nhưng vẫn không giảm. Những ngày này, gia đình ông Vinh thu hoạch non để bán, chấp nhận giá thấp nhằm cứu vãn phần nào.

Người dân thu hoạch cá mú bán dù chưa đạt kích cỡ

Theo các địa phương, mặc dù đã triển khai các biện pháp ứng phó nắng nóng, thời tiết bất thường nhưng tình trạng cá chết vẫn chưa dừng lại, thậm chí tăng nhanh, gây thiệt hại lớn. Tính riêng hai xã Hải Dương, Quảng Công bị thiệt hại ước tính 2-3 tỷ đồng. Đặc biệt đối với các hộ nuôi ban đầu đã đầu tư kinh phí lớn cho hệ thống ao hồ, trang thiết bị máy móc, lồng bè, giờ bị thiệt hại lớn nên gặp nhiều khó khăn trong việc tái đầu tư.

Cần kết hợp khoa học và kinh nghiệm

Tiến sĩ Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh nhận định, nguyên nhân cá chết là do nắng nóng kéo dài, cộng với thời tiết phức tạp, mưa đột ngột làm cho môi trường nước bị thay đổi, khiến cá không kịp thích nghi. Ngoài gần 100 lồng cá nuôi tại hai xã Hải Dương, Quảng Công bị thiệt hại nặng, hiện nhiều lồng nuôi cá nâu, dìa… vùng đầm phá trên địa bàn tỉnh cũng xảy ra tình trạng cá bị chết rải rác.

Nắng nóng và mưa dông vẫn còn tiếp tục diễn biến phức tạp, Chi cục Thủy sản khuyến cáo bà con cần thu hoạch tỉa để bán nhằm hạn chế tối đa thiệt hại. Đối với các loại cá còn nhỏ, chưa đạt kích cỡ thu hoạch cần thực hiện các biện pháp kỹ thuật bảo vệ phù hợp, như rải vôi, có thể kết hợp tạt nước vôi để giữ độ pH nước luôn ổn định. Các hộ cho cá ăn với khẩu phần và chế độ hợp lý theo kích cỡ và mật độ nuôi trong ao, lồng bè.

Cá nâu đặc sản được người dân thu hoạch bán

Ngoài các biện pháp kỹ thuật, kinh nghiệm của trong quá trình nuôi, các hộ cần kết hợp các biện pháp khoa học theo quy định của cơ quan chức năng. Định kỳ 10-15 ngày/lần cần bổ sung vitamin C, khoáng vi lượng; sử dụng men tiêu hóa trộn vào thức ăn cho tôm, cá, mỗi đợt từ  5-7 ngày nhằm tăng sức đề kháng. Sử dụng các loại chế phẩm sinh học, định kỳ 10-15 ngày/lần để xử lý nước và đáy ao nuôi. Khi sử dụng các chất bổ sung và xử lý nước trong ao nuôi, cần lưu ý sản phẩm nằm trong danh mục cho phép được lưu hành, lượng dùng theo quy định, hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Khi có mưa lớn, người dân cần tiến hành xả nước tầng mặt, đồng thời tăng cường sục khí đảo nước tránh hiện tượng phân tầng gây thiếu oxy tầng đáy, phát sinh khí độc. Trước và sau khi mưa sử dụng vôi với lượng từ 2 - 3kg hòa vào 100m3 nước tạt xuống ao để ổn định độ pH. Giảm từ 30 - 50% lượng thức ăn cho cá, tôm khi thời tiết thay đổi đột ngột, như mưa lớn hoặc nắng nóng với nhiệt độ nước trên 33oC, ngừng cho ăn khi nhiệt độ nước trên 350C.

Một số vùng nuôi tôm chuyên canh cao triều vùng đầm phá và nuôi tôm chân trắng trên cát đang chuẩn bị thả giống vụ đông, được xem là vụ nuôi chính. Các địa phương cần tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, hướng dẫn người nuôi sử dụng giống từ các cơ sở sản xuất có uy tín, có nguồn gốc xuất xứ và chấp hành tốt các quy định pháp luật về quản lý giống thủy sản.

Bài, ảnh: Triều Hảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cá đặc sản nuôi đầm phá bị chết

Nguồn nước ao hồ bị ngọt hoá, nhiều yếu tố môi trường vượt ngưỡng cho phép khiến thuỷ sản nuôi vụ đông bị dịch bệnh, chết, thiệt hại hàng chục tỷ đồng.

Cá đặc sản nuôi đầm phá bị chết
Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá nâu thành công

Chiều 14/1, Sở Khoa học và Công nghệ thành lập hội đồng nghiệm thu đề tài khoa học "Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá nâu (Scatophagus argus Linnaeus, 1766) ở đầm phá Tam Giang. Đề tài do Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế chủ trì và TS. Nguyễn Văn Huy làm chủ nhiệm thực hiện với thời gian 24 tháng, kể từ tháng 7/2018.

Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá nâu thành công
Đam mê với cá mú khổng lồ

Cuộc săn tìm đã lùi vào dĩ vãng, những con cá khổng lồ nơi các vùng nước dần thưa bóng. Và giờ đây, chúng được thuần dưỡng trong những lồng nuôi, làm bạn với ngư dân qua hơn chục mùa mưa gió.

Đam mê với cá mú khổng lồ
Mát lành cháo cá nâu

Với một diện tích đầm phá nước lợ rộng gần 60 cây số vuông, phá Tam Giang là nơi cung cấp một nguồn lợi thủy, hải sản vô cùng phong phú và quý giá cho cư dân tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và cư dân TP. Huế nói riêng. Trong các loại cá ngon và quý nhất phải kể đến loài cá nâu.

Mát lành cháo cá nâu
Cá đặc sản nước lợ lại lên ngôi

Sau một thời gian “tạm lắng” vì sự cố môi trường biển, người dân bắt đầu trở lại nuôi cá đặc sản nước lợ, như cá mú, dìa, chẽm, hồng, nâu, vẩu…

Cá đặc sản nước lợ lại lên ngôi

TIN MỚI

Return to top