ClockThứ Năm, 26/03/2020 14:30

Nâng cao chất lượng đô thị, chất lượng cuộc sống của người dân

TTH.VN - Ngày 26/3, tại cuộc họp trực tuyến nghe báo cáo Đề án Bộ tiêu chí cho đô thị có tính chất đặc thù về di sản và Chương trình phát triển đô thị tỉnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ khẳng định, mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đô thị, chất lượng cuộc sống của người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ nhấn mạnh, xây dựng Bộ tiêu chí cho đô thị có tính chất đặc thù về di sản với mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng đô thị, chất lượng cuộc sống của người dân 

Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, với mục tiêu xây dựng lộ trình phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trở thành đô thị trực thuộc Trung ương theo hướng bền vững, bảo tồn phát huy các giá trị di sản, không gian, kiến trúc cảnh quan đặc trưng của địa phương, việc nghiên cứu đề xuất tiêu chí cho đô thị có tính chất đặc thù về di sản cho đô thị Thừa Thiên Huế là cần thiết.

Việc xác lập tiêu chí đặc thù về di sản và lịch sử của đô thị Thừa Thiên Huế sẽ góp phần khẳng định vị trí vai trò của đô thị Thừa Thiên  Huế, xứng đáng là đô thị trực thuộc Trung ương với tính chất đặc thù về di sản văn hóa và lịch sử. Đồng thời, góp phần mở ra trong việc xác định các tiêu chí của một đô thị di sản và lịch sử cho các địa phương khác trên cả nước.

Tại cuộc họp, đại diện các sở, ban, ngành, địa phương cùng đơn vị tư vấn đã nêu ra nhiều ý kiến đóng góp nhằm xây dựng bộ tiêu chí theo cơ chế đặc thù. Trong đó, cần phân biệt 2 khái niệm đô thị di sản và đô thị có tính chất đặc thù di sản; khẳng định hướng nghiên cứu hướng đến là đô thị Thừa Thiên Huế chứ không phải chỉ là đô thị thành phố Huế; xác định các vùng lõi nội thành cho tương lai với các hướng phát triển của trung tâm Thừa Thiên Huế mang tầm vĩ mô để khẳng định vai trò, vị trí, giá trị và hướng phát triển của nó….

Tin, ảnh: Thanh Tâm

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa di sản Huế vươn xa

Ở thời điểm hiện tại, hình hài của một Kinh đô xưa đã được tái hiện rõ rệt hơn bao giờ hết. Di sản Huế đã và đang từng bước phát huy giá trị đúng với tiềm năng và lợi thế vốn có.

Đưa di sản Huế vươn xa
Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ

“Đế Đô Khảo cổ ký” - Dự án tiên phong trong việc kết hợp công nghệ và di sản hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho công nghiệp văn hóa tại Việt Nam.

Nơi di sản “gặp gỡ” công nghệ
Hào quang thành phố di sản của Việt Nam

Việc xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương là quá trình nỗ lực, phấn đấu lâu dài từ năm 1996 của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thừa Thiên Huế. Và sau gần 30 năm, giờ đây ước nguyện và niềm mong mỏi ấy đã trở thành hiện thực.

Hào quang thành phố di sản của Việt Nam
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

Quyết định số 3979/QĐ-BVHTTDL ngày 10/12/2024 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận "Nghề làm bún Vân Cù" trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc lĩnh vực Nghề thủ công truyền thống. Đây là tiền đề xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể với tầm nhìn quốc gia và quốc tế về di sản văn hóa ẩm thực Bún Huế trong thời gian tới.

Xây dựng hồ sơ di sản bún Huế

TIN MỚI

Return to top