ClockThứ Bảy, 12/03/2022 12:59

Kinh tế Việt Nam phục hồi dù tăng trưởng có xu hướng giảm tốc

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố bản tin Cập nhật Tình hình Kinh tế vĩ mô Việt Nam tháng 3/2022.

Kết nối đổi mới sáng tạo Việt Nam – SingaporeViệt Nam-Singapore sẽ tăng tốc hợp tác trong nền kinh tế sốThúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùmCần thay đổi hành vi tiêu dùng

Chế biến sản phẩm tôm xuất khẩu tại nhà máy của Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (Sóc Trăng). Ảnh minh họa: TTXVN

Theo đó ghi nhận, các hoạt động kinh tế trong nước tiếp tục phục hồi, với chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021; đặc biệt là sự cải thiện trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, bất chấp tình hình số ca mắc COVID-19 tăng đột biến, lên đến hơn 100.000 ca mỗi ngày từ nửa cuối tháng 2 vừa qua.

Sau khi giảm vào tháng 1/2022, sản xuất máy tính, điện tử và các sản phẩm quang học đã phục hồi trở lại và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2021. Sản xuất trang phục duy trì kết quả tốt với mức tăng trưởng 24,7%. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng tăng 3,1% trong tháng 2. Doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tiếp tục phục hồi, tăng 5,9% so với cùng kỳ năm 2021. Đây cũng là lần tăng đầu tiên kể từ tháng 5/2021 trở lại đây nhờ vào doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng trưởng mạnh.

Bên cạnh đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng 2,4% so với cùng kỳ. Cũng giống như đối với sản xuất công nghiệp, con số ước tính của doanh thu bán lẻ có thể chưa phản ánh đầy đủ tác động của đợt gia tăng số ca nhiễm COVID-19 và sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng trong nửa cuối tháng 2 năm nay.

Cán cân thương mại hàng hóa cũng suy giảm, chuyển từ thặng dư 1,4 tỷ USD trong tháng 1/2022 sang thâm hụt 2 tỷ USD vào tháng 2 do nhập khẩu tăng nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trong tháng 2 nhờ vào xuất khẩu điện thoại, máy tính, điện tử và máy móc tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, xuất khẩu dệt may vẫn được duy trì mạnh mẽ và tăng trưởng 25,8% so với cùng kỳ năm trước. Nhập khẩu tăng một phần phản ánh sự tăng trưởng nhanh hơn của việc nhập khẩu linh kiện điện thoại, máy tính và điện tử với tốc độ bật tăng từ 14,9% trong tháng 1 lên 32,3% trong tháng 2. Kim ngạch nhập khẩu xăng dầu cũng tăng 146,8% so với cùng kỳ năm 2021, phản ánh xu hướng tăng của giá dầu thế giới. Theo đối tác thương mại, xuất khẩu sang Hoa Kỳ vẫn tăng trưởng mạnh với tốc độ 14,6% trong khi xuất khẩu sang Trung Quốc phục hồi, tăng 19,5% sau khi giảm 15,2% trong tháng 1.

Đánh giá về tình hình đầu tư nước ngoài, báo cáo của WB cũng chỉ ra rằng, vốn FDI đăng ký giảm trong khi vốn FDI thực hiện tiếp tục phục hồi mạnh mẽ.

Việt Nam đã thu hút 2,9 tỷ USD vốn FDI đăng ký trong tháng 2/2022 và thấp hơn 15,9% so với một năm trước. Hầu hết vốn đăng ký đến từ các doanh nghiệp đang hoạt động có kế hoạch mở rộng cơ sở sản xuất. Số vốn này bao gồm 2 dự án lớn trong lĩnh vực bất động sản và điện tử, mỗi dự án trị giá hơn 900 triệu USD. Vốn giải ngân của các dự án FDI đã được phê duyệt trong tháng 2 cũng tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là tháng tăng trưởng thứ ba liên tiếp.

Lạm phát tiếp tục được kiềm chế bởi giá lương thực, thực phẩm tương đối ổn định và nhu cầu trong nước còn yếu. Nhu cầu tín dụng vẫn cao sau Tết Nguyên Đán, khiến lãi suất qua đêm thị trường liên ngân hàng giữ ở mức 2,56% vào thời điểm cuối tháng 2, so với mức dưới 1% cuối năm 2021.

Cân đối ngân sách thặng dư 1,1 tỷ USD trong tháng 2 và 4,2 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm 2022 do kết quả thu ngân sách tốt. Chi ngân sách tăng nhờ cải thiện tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, thu ngân sách tháng 2 tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước trong khi chi ngân sách tăng 6,1% nhờ cải thiện tình hình thực hiện chương trình đầu tư công.

Tổng thu ngân sách của Chính phủ trong 2 tháng đầu năm đã đạt 22,9% dự toán, cho thấy tác động của các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế trong Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế chưa được thể hiện rõ trong kết quả thu ngân sách. Chính phủ cũng đã chi 12,8% kế hoạch được giao. Giải ngân vốn đầu tư công được cải thiện đáng kể, đạt 8,6% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao và cao hơn nhiều so với tỷ lệ 5,1% cùng kỳ năm trước.

Kho bạc Nhà nước đã phát hành 412 triệu USD trái phiếu Chính phủ bằng đồng nội tệ trong tháng 2, nâng tổng giá trị trái phiếu phát hành lên 1,4 tỷ USD trong 2 tháng đầu năm, tương đương 8,1% kế hoạch. Tất cả trái phiếu đã phát hành đều có kỳ hạn dài, ít nhất là 10 năm. Thanh khoản dồi dào tiếp tục giữ chi phí huy động vốn ở mức thấp, với lợi suất trái phiếu Kho bạc kỳ hạn 10 năm trên thị trường sơ cấp ổn định ở mức 2,12% vào cuối tháng 2.

Trước tình hình này, các chuyên gia của WB cũng khuyến nghị, do tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu và Trung Quốc - những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam - có thể bị ảnh hưởng nên các cơ quan chức năng cần khuyến khích các nhà xuất khẩu tìm kiếm thị trường mới và đổi mới sáng tạo sang những sản phẩm mới thông qua các chuỗi giá trị toàn cầu và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) hiện có để nâng cao khả năng chống chịu của xuất khẩu.

Giá cả hàng hóa thế giới đã tăng mạnh và còn có thể tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Do đó, cần theo dõi chặt chẽ diễn biến giá trong nước. Tuy nhiên, giảm thuế bảo vệ môi trường không phải là chính sách đúng đắn để hạ nhiệt giá xăng dầu.

Diễn biến của nền kinh tế tiếp tục cho thấy khả năng chống chịu và đang phục hồi, nhưng rủi ro đã tăng cao do sự càn quét của các ca nhiễm biến chủng omicron và cuộc chiến căng thẳng giữa Nga-Ukraine cũng làm gia tăng tính bất định về phục hồi kinh tế toàn cầu, tạo nên những căng thẳng mới đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và áp lực lạm phát. Do vậy WB khuyến nghị Việt Nam cần tiếp tục triển khai tiêm vaccine tăng cường và ban hành hướng dẫn y tế. Điều này đóng vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát làn sóng omicron.

Theo TTXVN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững

Ecoba không chỉ là một cái tên, mà là dấu ấn của một cuộc cách mạng xanh trong ngành xây dựng. Được thành lập từ năm 2010, công ty đã vươn mình trở thành người tiên phong trong việc phát triển các giải pháp bền vững, kết hợp công nghệ tiên tiến với sự thấu hiểu sâu sắc về môi trường. Công ty chính là lời giải cho bài toán hiện đại hóa mà không đánh đổi thiên nhiên – một sứ mệnh khởi nguồn từ tầm nhìn vượt thời gian.

Ecoba Việt Nam - Tiên Phong Giải Pháp Xanh Bền Vững
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

Chiều 9/1, Ban quản lý (BQL) các khu kinh tế, công nghiệp thành phố Huế tổ chức tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch UBND thành phố Phan Quý Phương dự, chỉ đạo hội nghị.

Quan tâm gỡ khó cho doanh nghiệp

TIN MỚI

Return to top