ClockThứ Sáu, 02/11/2018 14:46

Tiềm năng và thách thức phát triển du lịch sinh thái vùng đới bờ

TTH - Lợi thế vùng đới bờ của tỉnh trong phát triển du lịch sinh thái không hề nhỏ. Lĩnh vực này có thể mang lại lợi nhuận lớn cho cộng đồng, địa phương, hỗ trợ cho việc bảo tồn hệ sinh thái, nhưng với điều kiện phải được quản lý, khai thác đúng cách.

Nhiều giải pháp đánh thức tiềm năng Khu du lịch sinh thái Bạch MãPhát triển rừng bền vững, thân thiện môi trường

Vùng đới bờ Thừa Thiên Huế có nhiều hoạt động phát triển khá mạnh, về các lĩnh vực: thủy sản, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, khai thác khoáng sản, dân sinh… Trong đó, phát triển du lịch sinh thái vùng ven biển, đầm phá đang là xu hướng được nhắm đến.

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đang là vùng “trọng điểm” phát triển du lịch sinh thái

Tài nguyên du lịch tự nhiên nổi bật vùng ven biển của tỉnh bao gồm các bãi biển đẹp từ Phú Lộc, Phú Vang, Hương Trà, Quảng Điền đến Phong Điền. Các khu, điểm du lịch sinh thái, các danh thắng, rừng ngập mặn nguyên sinh và nhân tạo, nguồn nước khoáng và các tuyến du lịch sông nước, đầm phá.

Hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái ở vùng đới bờ còn có ngành thủy sản phát triển trên cả 3 vùng: vùng biển, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và các vùng nước ngọt. Sản lượng khai thác thủy sản hàng năm đạt trên 30 nghìn tấn; sản lượng nuôi trồng trên 11 nghìn tấn. Những tiềm năng, thế mạnh hiện có đóng góp tích cực cho các hoạt động du lịch trải nghiệm thực tế về nuôi trồng, đánh bắt trên sông nước và phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách.

Có thể thấy, du lịch sinh thái hiện đang là cầu nối quan trọng, thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa kinh tế, kinh doanh và đa dạng sinh học trong bảo tồn đa dạng sinh học và quản lý các khu bảo tồn, hệ sinh thái. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là việc tăng về lượng khách du lịch, dịch vụ ẩm thực, khách sạn, nhà nghỉ có nguy cơ tạo sức ép lên môi trường biển, ven bờ, đầm phá.

Chỉ cần quản lý không đúng cách, thiếu bền vững, du lịch sinh thái có thể hủy hoại môi trường và tác động xấu đến người dân địa phương như du lịch đại trà. Vì thế, để du lịch sinh thái phát triển có hiệu quả và bền vững, trước hết phải đặt mục tiêu bảo tồn, tôn tạo môi trường sinh thái lên hàng đầu. Tiếp đến là đầu tư cơ sở tại điểm đến đảm bảo hài hòa, hợp lý với điều kiện sinh cảnh cũng như các tiêu chuẩn, an toàn đối với du khách.

Điều lạc quan là những năm gần đây, các chủ trương, chính sách của Nhà nước cũng như của tỉnh đối với đới bờ đã quan tâm chú trọng vào bảo tồn và phát triển du lịch bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tôn tạo tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Trong đó, Kế hoạch phân vùng sử dụng tổng hợp đới bờ tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do UBND tỉnh phê duyệt đang được triển khai thực hiện với nhiều nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ và cải thiện môi trường, tài nguyên vùng đầm phá, ven biển; bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, cảnh quan du lịch; giảm nhẹ tác động của thiên tai, biến đổi khí hậu và phát triển sinh kế cộng đồng vùng ven biển và đầm phá.

Theo kế hoạch phân vùng sử dụng đới bờ của tỉnh, có 4 nhóm vùng: nhóm vùng bảo tồn, bảo vệ và phục hồi; nhóm vùng đệm, sử dụng với cường độ thấp; nhóm vùng phát triển và nhóm vùng dự trữ. Trong đó, vùng phát triển du lịch sinh thái ven biển, đầm phá gồm các điểm như Cù Dù - Bù Lu, bãi biển Cảnh Dương, một phần vụng An Cư, bãi biển Lăng Cô, biển đảo Sơn Chà, Hàm Rồng, hồ Truồi - Nhị Hồ - suối Voi, đầm Cầu Hai - cửa Tư Hiền, rú Chá...

Bài, ảnh: Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”

Với “mác” giả mạo là các công ty chăm sóc sức khỏe (CSSK), những kẻ lừa đảo đưa ra lý do mời những người lớn tuổi đi du lịch ở những địa điểm nghỉ dưỡng với giá “0 đồng” để tri ân; mục đích lừa bán những sản phẩm CSSK, ngừa đột quỵ... với giá “trên trời”.

Du lịch “0 đồng” nhưng về “sạch túi”
Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội

Ngày 9/1, Công an TP. Huế tổ chức hội nghị triển khai công tác Công an năm 2025. Tham dự hội nghị có các ông: Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND, Trưởng Đoàn ĐBQH TP. Huế; Phạm Đức Tiến, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy; Nguyễn Thanh Bình, UVTV Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Huế.

Đảm bảo an ninh trật tự, phục vụ hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên

Khu phố cổ Gia Hội nằm ở phía đông ngoài Kinh thành, là khu vực sầm uất bậc nhất kinh đô Huế đầu thế kỷ 19. Ngày nay khu phố này thuộc phường Gia Hội (Q. Phú Xuân) đang phải đối mặt với quá trình đô thị hóa, cũng như bài toán mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Vậy Gia Hội sẽ phát triển, đi lên như thế nào?

Phố cổ Gia Hội cần tìm sự khác biệt để đi lên
Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

Là địa phương có lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc, gia cầm, huyện Quảng Điền đặc biệt chú trọng đến công tác phòng, ngừa dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng quy mô lớn, công nghiệp tập trung.

Quảng Điền phát triển chăn nuôi quy mô lớn

TIN MỚI

Return to top