ClockThứ Ba, 11/02/2014 11:06

Mùa xuân - mùa trồng cây, trồng rừng

TTH - Những ngày đầu năm mới Giáp Ngọ, nhân dân Thừa Thiên Huế đã ra quân phát động Tết trồng cây, mở đầu cho mùa trồng cây trồng rừng mới, phấn đấu nâng tỷ lệ độ che phủ rừng toàn tỉnh năm 2014 lên xấp xỉ 57%, xứng danh là thành phố du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường.
        
Đầu năm mới 2014, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ra quân hưởng ứng Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ. Những ngày qua, các huyện, thị xã, thành phố ra quân trồng 4.000 cây sao đen tập trung ở những điểm di tích lịch sử, nghĩa trang liệt sĩ, các khu công nghiệp, nơi công cộng. Các đơn vị, địa phương cũng đã trồng thêm 20 vạn cây phân tán tại các khu đất trống, khu dân cư mới, trường học... Đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn, nhằm phát động phong trào trồng cây trồng rừng trong nhân dân, qua đó tiếp tục hưởng ứng năm đô thị 2014 và phấn đấu xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương với mục tiêu xây dựng đường phố, khu dân cư xanh - sạch - đẹp, xứng tầm thành phố du lịch sinh thái, thân thiện với môi trường.
 
Nhân dân hăng hái tham gia trồng cây phủ xanh đất trống
 
Ông Lê Trường Lưu, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định, trồng cây gây rừng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã đem lại hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội và môi trường. Nhiều khu đất trống, đồi núi trọc được phủ xanh, người dân đã có việc làm, thu nhập ổn định nhờ trồng rừng. Những vùng ngập mặn ven biển, vùng bị sạt lở, vùng cát bay cát nhảy đã được phủ kín bởi nhiều giống cây thuần loài, cây bản địa, góp phần giữ đất, giữ nước, bảo vệ đê kè, phòng chống thiên tai hiệu quả. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng biểu hiện rõ nét trên quy mô toàn cầu, việc trồng cây, trồng rừng lại càng có ý nghĩa thiết thực hơn, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, phòng chống và thích ứng với thiên tai.
 
Ông Nguyễn Trọng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh cho biết, kế hoạch năm 2014, toàn tỉnh trồng mới 4.020 ha rừng và gần 1 triệu cây phân tán, nâng diện tích rừng trồng toàn tỉnh lên 93.000 ha; khoanh nuôi tái sinh rừng 3.580 ha. Diện tích này được các chương trình, dự án trồng rừng thực hiện như: Chương trình bảo vệ phát triển rừng; các dự án hỗ trợ trồng rừng phòng hộ, đặc dụng, sản xuất của dự án JIPFRO, JICA, WB và các công ty lâm nghiệp, ban quản lý, hộ gia đình thực hiện trồng rừng sản xuất.
 
Cùng với việc chú trọng phát triển diện tích rừng trồng, đơn vị kiểm lâm, chủ rừng tăng cường công tác quản lý bảo vệ tốt những diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên hiện có. Mục tiêu của ngành kiểm lâm là tăng cường tuần tra, ngăn chặn, hạn chế tình trạng xâm hại rừng, triệt phá các điểm nóng phá rừng, vận chuyển gỗ rừng trái phép. Nhờ làm tốt việc trồng rừng mới đi đôi với quản lý bảo vệ rừng, hiện độ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 56,7%, phục vụ tốt cho việc giữ nước đầu nguồn, điều tiết nước các sông, ngòi, hạn chế tình trạng xói lở, hạn hán... Mục tiêu của tỉnh trong năm 2014 là tiếp tục nâng độ che phủ rừng đạt xấp xỉ 57%, góp phần nâng cao đời sống vật chất, cải thiện môi trường sinh thái ngày càng xanh, sạch, đẹp.
 
Nâng cao năng suất, sản lượng cây lấy gỗ, các đơn vị sản xuất giống trên địa bàn chú trọng cả về số lượng lẫn chất lượng, với giống cây cung ứng chủ yếu là keo lai, ngoài ra có keo tai tượng, keo lưỡi liềm, keo chịu hạn... Hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 8 đơn vị sản xuất cây giống được cấp chứng chỉ và một số hộ gia đình, Hợp tác xã có đăng ký sản xuất kinh doanh giống với lượng cây giống trên 13 triệu cây. Ngoài sản xuất cây thuần loài để phục vụ trồng rừng tập trung, các đơn vị, địa phương lựa chọn những giống cây bản địa phù hợp với thời tiết, khí hậu ở Thừa Thiên Huế như sao đen, dầu rái, sến trung... để trồng xen vào những diện tích đất trống; cải tạo, phát triển những vườn cây ăn quả để vừa phát triển kinh tế, phủ xanh đất trống và tạo cảnh quan môi trường xanh, khang trang.
Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công

Ngày 31/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm) tổ chức nghiệm thu 2 đề án khuyến công từ nguồn vốn sự nghiệp cho hoạt động khuyến công tỉnh năm 2024 tại địa bàn huyện Quảng Điền.

Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công
Nghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền

Ở Thừa Thiên Huế, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học không chỉ tính bằng tiền mà giá trị mang lại đã thể hiện chất xám, trí tuệ được cộng hưởng gấp bội lần để làm giàu cho xã hội không chỉ ở phạm vi địa phương…

Nghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền

TIN MỚI

Return to top