ClockThứ Sáu, 23/08/2019 15:22

Lo ngại về mức phát bức xạ trên iPhone 7

Trong thử nghiệm bức xạ sóng vô tuyến của FCC, iPhone 7 gây lo ngại bởi có chỉ số vượt ngưỡng an toàn.

Nguy cơ cháy nổ từ pin trong laptop

iPhone 7. Ảnh: Phonearena

Chicago Tribune (Mỹ) đã đo độ bức xạ trên 11 mẫu điện thoại phổ biến tại Mỹ, gồm iPhone 7, iPhone X, iPhone 8, iPhone 8 Plus, Samsung Galaxy S9, Samsung Galaxy S8, Samsung Galaxy J3, Moto E5 Play, Moto G6 Play, Moto E5 và BLU Vivo 5 Mini. Các thiết bị được thử nghiệm ở khoảng cách 2 mm, 5 mm, 10 mm và 15mm.

Trong số này, 2 mm là khoảng cách mô phỏng lượng bức xạ mà một người có thể bị tác động nếu họ đặt điện thoại trong túi áo hoặc quần. Kết quả cho thấy, hầu hết smartphone có trong danh sách đều vượt quá giới hạn. Do đó, Chicago Tribune khuyến cáo người dùng không nên mang theo điện thoại trong túi.

Các chỉ số RF của 4 chiếc  iPhone 7 đều vượt ngưỡng cho phép.

Theo quy định của Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FCC), để được bán tại nước này, điện thoại bắt buộc phải thỏa mãn tỷ lệ hấp thụ bức xạ tối đa nhỏ hơn 1,6 W/kg và khuyến cáo chỉ số này càng nhỏ càng tốt.

Thử nghiệm cho thấy iPhone 7 là smartphone có chỉ số cao gấp đôi mốc trên ở cả khoảng cách 2mm và 5mm, đồng thời cũng cao gấp đôi kết quả do chính Apple đưa ra trước khi bán smartphone này. Tuy nhiên, Samsung Galaxy S8 mới là smartphone có chỉ số tệ nhất ở khoảng cách 2 mm, khi tỷ lệ lên đến 8,22 W/kg.

Ngược lại, Moto G6 Play đạt kết quả  tốt nhất với 0,25 W/kg ở khoảng cách 5 mm và 0,53W/kg ở 2 mm. Một sản phẩm khác trong ngưỡng cho phép của FCC là BLU Vivo 5 Mini, với 1,29 W/kg ở 2 mm và 0,3 W/kg ở 10 mm.

Galaxy S8 có chỉ số tốt ở khoảng cách 10mm nhưng tệ ở 2mm.

Chicago Tribune đã gửi kết quả lên FCC, Apple, Samsung và những nhà sản xuất có thiết bị nằm trong danh sách. FCC cho biết sẽ xem xét và thử nghiệm lại trong hai tháng tới. Nếu những smartphone trên thực sự vượt ngưỡng, chúng sẽ bị cấm lưu hành.

Trong khi đó, Apple đã đưa ra hướng dẫn cách kích hoạt cảm biến trong iPhone 7 để đo bức xạ. Họ cho rằng kết quả của Chicago Tribune "không chính xác do các thiết lập không tuân thủ quy trình cần thiết để đánh giá đúng các mẫu iPhone" và khẳng định thiết bị của mình vẫn an toàn.

Samsung cũng khẳng định sản phẩm mà hãng bán ra tại Mỹ tuân thủ mọi quy định FCC đưa ra, cũng như được kiểm thử theo tiêu chuẩn của toàn ngành trước khi xuất xưởng.

Hiện các kết quả nghiên cứu về tác động của bức xạ sóng vô tuyến mức thấp đến cơ thể con người vẫn chưa rõ ràng. Còn với cường độ cao, nó có thể làm nóng mô, ảnh hưởng đến một số bộ phận nhạy cảm trên cơ thể như mắt hay tinh hoàn, do chúng không phân tán nhiệt tốt. Một nghiên cứu được thực hiện bởi Viện Khoa học Sức khỏe Môi trường Mỹ (NIH) và chương trình Chất độc Quốc gia Mỹ (NTP) phát hiện những con chuột đực bị phóng xạ phát ra từ điện thoại di động có thể gây ra khối u tim hiếm gặp.

Theo vnexpress.net

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025

Hãng tin CNA dẫn nhận định của các chuyên gia chia sẻ, khi COVID-19 xuất hiện đột ngột, lây lan nhanh và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên khắp thể giới, kể từ đó, có thể nói rằng mọi người dân đều lo lắng về sự xuất hiện của một căn bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng nào đó sẽ xảy ra tiếp theo, có thể là virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng.

Cúm gia cầm có thể trở thành vấn đề mới nổi nghiêm trọng vào năm 2025
Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu

Hãng Thông tấn AFP ngày 11/12 trích dẫn cảnh báo mới nhất từ Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho hay, tình trạng ô nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” ở các vùng nước tại khu vực châu Âu thường vượt quá ngưỡng quy định, được đặt ra nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu
Châu Âu lo ngại về sự suy thoái

Châu Âu đang ngày càng gần với suy thoái khi các nền kinh tế lớn nhất gồm Đức và Pháp đang phải vật lộn với những khó khăn cả về chính trị và kinh tế trong nước.

Châu Âu lo ngại về sự suy thoái
Lo ngại ho gà quay trở lại

Bệnh ho gà đang xuất hiện trên địa bàn tỉnh sau một thời gian dài vắng bóng. Bệnh nhi hầu hết dưới 3 tháng tuổi, trong đó có 1 ca dương tính được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực của Bệnh viện Trung ương Huế.

Lo ngại ho gà quay trở lại
IATA lo ngại về mục tiêu giảm khí thải carbon trong ngành hàng không

Hãng Thông tấn The Straits Times ngày 5/6 dẫn nguồn tin từ Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA) cho biết, mục tiêu giảm 5% lượng khí thải carbon trong ngành hàng không quốc tế vào năm 2030 có thể không đạt được trên cơ sở toàn cầu, một phần do việc sản xuất nhiên liệu hàng không bền vững không đồng đều.

IATA lo ngại về mục tiêu giảm khí thải carbon trong ngành hàng không

TIN MỚI

Return to top