ClockThứ Tư, 16/04/2014 16:28

HueWACO đạt giải 3 toàn quốc Hội thi Sáng tạo kỹ thuật lần thứ 12

TTH - Hưởng ứng cuộc vận động của Liên hiệp Hội KH&KT Việt Nam, nhiều năm qua, HueWACO không ngừng phát động nhiều phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả công tác trong toàn thể CBCNV. Nhiều sáng kiến có giá trị thực tiễn cao được công ty áp dụng có hiệu quả, đem lại nhiều lợi ích kinh tế, tiết kiệm và làm lợi cho Nhà nước trên 100 tỷ đồng. Từ năm 2005 đến nay, công ty tham gia 7 đề tài đều đạt giải cao, trong đó có 3 giải nhất, 3 giải nhì và 1 giải ba của tỉnh. Đề tài “Nghiên cứu công nghệ In Filter DAF ứng dụng cho nhà máy xử lý nước di động”, của nhóm tác giả Trương Công Nam, Trần Văn Thọ đạt giải nhất hội thi tỉnh năm 2013 được đề nghị tham gia hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 12 và đạt giải ba. Đây là lần thứ 4, công ty vinh dự được nhận giải thưởng cao quý Vifotec; trước đây, công ty đã đạt 2 giải ba giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ và 1 giải nhì sáng tạo kỹ thuật toàn quốc.
Nói về đề tài, nhóm tác giả cho biết: “Năm 2010, được tiếp cận với công nghệ tuyển nổi sử dụng khí hòa tan (DAF-Dissolved Air Flotation); nhận thấy đây là công nghệ xử lý nước mới, có nhiều ưu điểm so với các công nghệ xử lý nước sạch truyền thống trong ngành cấp nước tại Việt Nam, nhóm nảy sinh ý tưởng: nghiên cứu kết hợp giữa mô hình xử lý nước bằng công nghệ In-Filter DAF và NM xử lý nước di động tại HueWACO. Tính mới, tính sáng tạo của công trình là hệ thống có thể phân tách thành nhiều mô đun nhằm thuận lợi cho việc vận chuyển cơ động bằng ô tô và lắp đặt nhanh chóng. Ứng dụng máy bơm phun khí tạo bọt trực tiếp nên có thể không cần dùng bình tích áp. Các giải pháp phần lớn đều sử dụng vật tư được sản xuất trong nước (động cơ máy bơm, các thiết bị đo đếm) hoặc do HueWACO tự chế tạo. Công trình thi công đơn giản, nhanh chóng, dễ vận chuyển lắp đặt, tiết kiệm diện tích đất, tiết kiệm chi phí và dễ vận hành”.

Các ông: Trương Công Nam và Trần Văn Thọ tại lễ trao giải

 
Quá trình lắng và lọc có thể kết hợp thực hiện trong cùng 1 bể và hoạt động đồng thời, giảm chi phí đầu tư phần xây dựng bể lắng trong dây chuyền xử lý nước, không phải lắp đặt hệ thống lamella. Hệ thống xử lý DAF không nhất thiết phải sử dụng tất cả các loại hóa chất keo tụ bông cặn nên tiết kiệm phần lớn chi phí dành cho hóa chất keo tụ và cát Green sand tạo bông cặn và loại sắt, mangan. Ngoài ra, các bọt khí còn có khả năng ôxy hóa và loại bỏ sắt, mangan, rong tảo, hữu cơ, các loại vi khuẩn và khử mùi; xử lý được các loại vi khuẩn gây bệnh như Giardia và Cryptosporidium (Chlorine và Ozone không sát khuẩn được), giảm nhiều mối nguy mà hệ thống xử lý nước thông thường không làm được. Đề tài được hội đồng giám khảo và nhiều nhà khoa học đánh giá cao về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng rộng rãi trong điều kiện của Việt Nam và hiệu quả kinh tế-xã hội do việc áp dụng đề tài mang lại, là sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị cao mà nhóm tác giả đã dày công nghiên cứu, với sự kết hợp hoàn hảo giữa mô hình xử lý nước bằng công nghệ In-Filter DAF ứng dụng cho NM xử lý nước di động với tổng giá trị làm lợi từ công trình ước tính trên 11 tỉ đồng, góp phần nâng cao hiệu quả trong xử lý và sản xuất nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn cấp nước an toàn.
Công Hân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế

Ngày 10/11, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế. Đây là một trong những hoạt động chính liên quan đến đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển giống mai vàng Huế - Hoàng mai Huế" do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, Cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả chủ trì và PGS.TS Đặng Văn Đông là chủ nhiệm đề tài.

Kiểm tra thực địa mô hình trồng cây mai vàng Huế
Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

​Ngày 22/12/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị quyết được coi như một mũi nhọn, tập trung tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, để giải phóng sức sáng tạo, sức lao động, nguồn lực đầu tư của toàn xã hội cho khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Bước đột phá trong tư duy phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công

Ngày 31/12, Trung tâm Xúc tiến đầu tư thương mại và Hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm) tổ chức nghiệm thu 2 đề án khuyến công từ nguồn vốn sự nghiệp cho hoạt động khuyến công tỉnh năm 2024 tại địa bàn huyện Quảng Điền.

Nghiệm thu 2 đề án hỗ trợ từ hoạt động khuyến công
Nghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền

Ở Thừa Thiên Huế, đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học không chỉ tính bằng tiền mà giá trị mang lại đã thể hiện chất xám, trí tuệ được cộng hưởng gấp bội lần để làm giàu cho xã hội không chỉ ở phạm vi địa phương…

Nghiên cứu khoa học không chỉ tính bằng tiền

TIN MỚI

Return to top