ClockThứ Ba, 14/02/2023 13:42

Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về xử lý hàng hóa tồn đọng trong địa bàn hải quan, Luật Bảo vệ môi trường và chỉ đạo của Tổng cục Hải quan trong việc tiêu hủy, giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng.

Thịt lợn nhập khẩu gặp khó, hải quan chỉ đạo gỡ rốiĐổi phế liệu lấy cây xanhCháy kho phế liệu nghi do chập điện

Giám sát tiêu hủy đối với phế liệu tồn đọng trong địa bàn hoạt động hải quan. Ảnh: TTXVN

Đối với các lô hàng không đủ điều kiện nhập khẩu, đơn vị hải quan quản lý phế liệu tiêu hủy thực hiện xây dựng kế hoạch tổ chức tiêu hủy, trong đó xác định rõ danh sách chi tiết container, tên hãng tàu, đơn vị tiêu hủy, thời gian dự kiến, phương án tiêu hủy, trách nhiệm của Hội đồng xử lý tiêu hủy, Tổ giám sát tiêu hủy và các đơn vị có liên quan trong việc tổ chức tiêu hủy trước khi vận chuyển hàng hóa ra khỏi cảng để thực hiện tiêu hủy.

Đơn vị hải quan quản lý phế liệu tồn đọng thực hiện lập Biên bản bàn giao các container phế liệu kèm niêm phong của hãng vận tải/niêm phong hải quan đưa đi tiêu hủy cho hội đồng xử lý (Tổ giám sát tiêu hủy) tại địa điểm thực hiện tiêu hủy.

Tổng cục Hải quan yêu cầu thực hiện giám sát trực tiếp việc tiêu hủy hàng hóa hoặc giám sát bằng phương tiện kỹ thuật khác (nếu có). Để đảm bảo công tác giám sát, quản lý chặt chẽ việc tiêu hủy phế liệu theo đúng quy định, đảm bảo sức khỏe cán bộ công chức hải quan giám sát tiêu hủy phế liệu, cục trưởng cục hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ quy định và tình hình thực tế tại đơn vị để quyết định biện pháp giám sát trực tiếp hoặc giám sát bằng các phương tiện kỹ thuật khác như giám sát qua hệ thống camera được kết nối với cơ quan Hải quan; bàn giao trách nhiệm lưu giữ các container phế liệu cho doanh nghiệp tiêu hủy để thực hiện việc tiêu hủy phế liệu theo đúng công suất đã được cấp phép cho cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo tiến độ xử lý phế liệu tồn đọng.

Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo, trước khi thực hiện cắt niêm phong của hãng vận tải/niêm phong hải quan để tiêu hủy hàng hóa, cần chụp ảnh cửa container, chụp ảnh niêm phong trước khi cắt; lập biên bản mở container, ghi rõ số hiệu container, số niêm phong; tổ chức việc giám sát công tác tiêu hủy từ khi cắt niêm phong lấy hàng hóa ra khỏi container, đưa hàng hóa vào tiêu hủy, đến khi tiêu hủy xong toàn bộ lô hàng trong container; lập biên bản có xác nhận của các bên liên quan; lưu hình ảnh, biên bản vào hồ sơ xử lý tiêu hủy.

Đặc biệt, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo xử lý trách nhiệm của công chức có liên quan trong trường hợp phát hiện được các lô hàng phế liệu buộc phải tiêu hủy nhưng không được thực hiện tiêu hủy, thẩm lậu vào nội địa.

Theo Báo Tin tức

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm

Kết quả của báo cáo mới được thực hiện dưới sự hợp tác của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định những thách thức cấp bách nhất thế giới trong việc giải quyết các bệnh do virus lây truyền qua đường thực phẩm.

Chiến lược toàn cầu chống lại virus lây truyền qua đường thực phẩm
Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

Quá trình tổ chức thực hiện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) đã phát sinh nhiều hạn chế, khó khăn. Yêu cầu đặt ra là cần kịp thời sửa đổi, bổ sung hoàn thiện Luật nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử.

Phát huy hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử

TIN MỚI

Return to top