ClockThứ Năm, 30/07/2020 09:26

Đẩy mạnh tái cơ cấu DN tư nhân thuộc ngành chịu tác động nặng của dịch COVID-19

TTH.VN - Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tái cơ cấu doanh nghiệp khu vực tư nhân nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ những bất ổn, đặc biệt đối với doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu tác động nặng nề của dịch bệnh COVID-19.

Cùng doanh nghiệp vượt khó

Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về tình hình thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 3/10/2017 của Chính phủ Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (Nghị quyết số 98/NQ-CP).

Ảnh minh họa: Nguyễn Quân

Hoàn thiện khung thể chế, chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục triển khai có kết quả các nhiệm vụ, giải pháp đề ra tại Nghị quyết 98/NQ-CP và các Nghị quyết, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia; cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp.

Cụ thể, các Bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện khung thể chế, chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; triển khai có hiệu quả các quy định của Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Luật đầu tư theo hình thức đối tác công tư - PPP….; ban hành các Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các Luật này.

Rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định không cần thiết, không hợp lý, là rào cản, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu tại Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về ban hành chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.

Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác đối tác công - tư, tăng cường các thể chế xúc tiến, phát triển thị trường PPP; tái cơ cấu doanh nghiệp khu vực tư nhân nhằm hạn chế tác động tiêu cực từ những bất ổn (đặc biệt là vấn đề dịch bệnh COVID-19 vừa qua) theo hướng đa dạng hóa về nguồn hàng, khách hàng và thị trường, đặc biệt đối với doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực chịu tác động nặng nề của dịch bệnh như vận tải, du lịch, nông sản xuất khẩu và các doanh nghiệp công nghiệp chế tạo phụ thuộc nguồn nguyên, vật liệu từ nước ngoài...

Các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về kinh tế kết hợp với giữ vững ổn định, an ninh, an toàn, lành mạnh và lợi ích cho phát triển kinh tế tư nhân.

Tăng cường triển khai Chính phủ điện tử, cơ chế một cửa quốc gia, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

Tiếp tục đẩy mạnh tiếp cận thông tin, tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp, đặc biệt là cơ chế tham gia ý kiến của các doanh nghiệp tư nhân đối với công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước, đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả đối với các chính sách hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp, phù hợp với chủ trương của Đảng, Nhà nước và thông lệ quốc tế.

Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng mô hình kinh doanh bền vững

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai các quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và các văn bản hướng dẫn thi hành; chủ động xem xét, bố trí vốn cho việc triển khai hoạt động, chương trình, kế hoạch hoặc đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được phê duyệt trong năm 2020 và trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

Trong đó tập trung phát triển chuỗi giá trị và liên kết vùng nhằm phát huy tối đa lợi thế cạnh tranh, định hướng xuất khẩu; tăng cường năng lực xuất khẩu hàng hóa Việt vào các thị trường EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…và mở rộng tìm kiếm các thị trường khác: Trung Đông, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh,…

Khuyến khích doanh nghiệp áp dụng các mô hình kinh doanh bền vững, công nghệ sản xuất sạch hơn, sử dụng hiệu quả tài nguyên; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; phát triển công nghệ cao; đổi mới công nghệ quốc gia; hợp tác nghiên cứu song phương, đa phương về khoa học và công nghệ; tìm kiếm và chuyển giao công nghệ nước ngoài…

Các Bộ, ngành, địa phương tổng kết, đánh giá 3 năm tình hình thực hiện Nghị quyết 98/NQ-CP gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (đồng gửi Văn phòng Chính phủ) trước ngày 20/11/2020 để tổng hợp, báo cáo Chính phủ.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện các giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 98/NQ-CP và các giải pháp; định kỳ hàng tháng, hàng quý và hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả phát triển khu vực kinh tế tư nhân (trong đó nêu rõ các chỉ tiêu về tổng số doanh nghiệp đang hoạt động, số doanh nghiệp thành lập mới; số doanh nghiệp quay lại hoạt động; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, số vốn đăng ký, số lao động, đóng góp GDP…); đề xuất các sáng kiến, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp; báo cáo Chính phủ tổng kết, đánh giá 3 năm tình hình thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12 năm 2020.

Hội đồng Tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ thực hiện khảo sát, đánh giá và công bố thường niên Báo cáo Chỉ số đánh giá chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (APCI).

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

AI và những tác động đến các nền kinh tế châu Á

Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng, nhưng mối đe dọa này có thể được ngăn chặn bằng các mạng lưới an sinh xã hội hiệu quả, các chương trình đào tạo lại và các quy định để thúc đẩy việc sử dụng công nghệ một cách có đạo đức.

AI và những tác động đến các nền kinh tế châu Á
Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường

Thương mại điện tử toàn cầu đã tăng trưởng đều đặn trong thập kỷ qua. Việc số hóa cuộc sống hiện đại cùng sự ra đời của các công nghệ mới đã hoàn toàn thay đổi hành vi mua sắm của người dân. Trong thập kỷ qua - đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch COVID-19, số lượng người mua hàng trực tuyến đã tăng với tốc độ chưa từng có, biến thương mại điện tử thành một ngành công nghiệp trị giá hàng tỷ USD.

Thương mại điện tử và những tác động tới môi trường
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Thêm giải pháp tháo gỡ khó khăn về nhân sự

Giải pháp tháo gỡ khó khăn về nhân sự trong giai đoạn hiện nay là nội dung chương trình tiếp xúc doanh nghiệp (DN) định kỳ do Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Câu lạc bộ Giám đốc điều hành Thừa Thiên Huế (CEO Huế) tổ chức ngày 27/9.

Thêm giải pháp tháo gỡ khó khăn về nhân sự

TIN MỚI

Return to top