ClockThứ Sáu, 13/05/2022 05:30

Đầu tư cho tăng trưởng xanh

TTH - Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh, thành bắt nhịp nhanh và đang tìm cách kết nối, hội tụ nguồn lực để đầu tư tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Thu hút nguồn lực, vốn đầu tư “xanh”

Mới đây, UBND tỉnh tổ chức hội nghị mang tầm quốc tế với gần 70 công ty, doanh nghiệp (DN) của Hoa Kỳ, cùng nhiều DN Việt Nam tham gia nhằm trao đổi nhiều nội dung, đẩy mạnh liên kết đầu tư tăng trưởng xanh, phát triển bền vững; tìm ra những giải pháp phù hợp để hút các nguồn lực xanh, vốn đầu tư xanh vào từng ngành, lĩnh vực ở địa phương. Cũng dịp này, nhiều DN Hoa Kỳ dành thời gian khảo sát thực tế và bày tỏ hứng thú với các dự án kêu gọi đầu tư thông qua tiềm năng của địa phương với các lĩnh vực du lịch, nông nghiệp và môi trường, điện và năng lượng theo định hướng tăng trưởng xanh mà tỉnh đang hướng đến.

Thực tế lâu nay, chủ trương đầu tư tăng trưởng xanh ở địa phương được chú trọng không riêng lĩnh vực du lịch, nông nghiệp, môi trường. Nhiều chương trình, kế hoạch đã xây dựng và ban hành khuyến khích đầu tư tăng trưởng xanh và “tiêu dùng xanh” không ở phạm vi hẹp để phát triển bền vững.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh chia sẻ, gần đây Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh, thành tiên phong ưu tiên các dự án (DA) thân thiện với môi trường, giảm sử dụng lao động, kiên quyết từ chối những DA công nghệ lạc hậu, kêu gọi DN hạn chế sử dụng các nguyên, nhiên liệu không tốt cho môi trường, siết các quy định về xả thải... Hiện nay, hầu hết các DN trong, ngoài nước khi đặt chân vào địa phương đều xác định tiêu chí đầu tư xanh, sản phẩm sạch. Các đơn vị, DN ở khu công nghiệp, khu kinh tế hưởng ứng bằng cách tìm kiếm các mô hình, đổi mới sản xuất theo hướng xanh, bền vững.

Ông Dương Tuấn Anh, Chủ tịch Hội DN tỉnh chia sẻ, phần lớn DN ở địa phương nhỏ và vừa, năng lực hạn chế. Muốn đầu tư tăng trưởng xanh là điều không dễ, phải hội tụ nhiều yếu tố ngoài tư duy thích ứng phải có nguồn lực để thúc đẩy. Muốn vậy, phải đẩy mạnh liên doanh liên kết, chú trọng hợp tác kết nối với đối tác quốc tế, DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để bắt nhịp, hướng tới các mục tiêu phát triển xanh, bền vững.

Công nghệ là đòn bẩy

Khoa học, công nghệ nói chung và công nghệ 4.0 sẽ là đòn bẩy hiệu quả cho quá trình tăng trưởng kinh tế xanh ở địa phương. Công nghệ số, chuyển đổi số sẽ giúp cho các nền kinh tế, các địa phương và DN tối ưu hóa được hiệu suất, nâng cao năng suất, chất lượng hiệu quả hoạt động và quản trị hệ thống, từ đó tiết giảm đáng kể sự lãng phí các nguồn lực, cũng như tác động xấu tới môi trường tự nhiên.

Tăng trưởng xanh đòi hỏi các ngành, lĩnh vực phải tham gia ứng dụng công nghệ và đưa ra các giải pháp phù hợp. Đơn cử như ngành công nghiệp nên sử dụng điện năng lượng mặt trời, tái sử dụng nước thải, chất thải, thu gom carbon. Nông nghiệp tiết kiệm nguồn nước, hạn chế sử dụng các loại phân bón hóa học. Muốn thực hiện các vấn đề trên, cần tiếp tục cải cách, hoàn thiện thể chế, chính sách, môi trường đầu tư kinh doanh. Như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho DN và người dân trong tiếp cận nguồn vốn, thúc đẩy đầu tư, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi công nghệ, mô hình sản xuất, kinh doanh theo hướng xanh, bền vững.

Hiện nay, Chính phủ đã đề ra Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh với mục tiêu đến năm 2050, Việt Nam xác định sẽ thay đổi mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế thông qua việc nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại để sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát khí thải nhà kính, ứng phó với biến đổi khí hậu, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách bền vững. Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương tiên phong trong xu thế này. Đặc biệt, sau hai năm ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Thừa Thiên Huế tiếp tục chuyển dịch mô hình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng xanh xuyên suốt, bao trùm các lĩnh vực. Trước mắt, phát triển một số ngành công nghiệp, như phát triển công nghiệp đi đôi với kiểm soát tốt các tiêu chuẩn về môi trường; phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, các ngành chế biến sâu, công nghệ thông tin, phần mềm…

Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển

Trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, diễn biến bất thường của thời tiết; đặc biệt trong năm 2024 ảnh hưởng của bão số 6 và liên tiếp các đợt thiên tai trong tháng 9 và 10 đã làm xói lở bờ biển trên địa bàn hơn 10,3km/tổng số 127km, tập trung các khu vực huyện, thị Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và quận Thuận Hóa.

Cân đối nguồn vốn đầu tư xây dựng kè biển
Mang Tết đến cho người lao động

Các cấp công đoàn đang ra sức triển khai nhiều chương trình thiết thực để mang đến cho người lao động một mùa xuân trọn vẹn và ấm áp khi Tết đang cận kề.

Mang Tết đến cho người lao động
Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1

Ngày 7/1, chủ đầu tư dự án Osaka Huế thông tin, đơn vị đã nhận giao đất đợt 1 để đầu tư thực hiện dự án khu dân cư tại khu quy hoạch LK8, LK9, CX11 và CC5 thuộc khu A, Khu đô thị mới An Vân Dương, thành phố Huế.

Dự án Osaka Huế nhận bàn giao mặt bằng đợt 1
Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư

Trên địa bàn thành phố Huế hiện có 8 khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên. Nhiều âu thuyền nhỏ, vũng neo đậu tự nhiên ở các vùng ven biển, đầm phá đã xuống cấp hoặc chưa được đầu tư hạ tầng, ảnh hưởng đến việc phát triển hậu cần nghề cá và du lịch địa phương.

Nhiều âu thuyền, vũng neo cần được đầu tư
Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

Châu Á là khu vực thương mại hội nhập cao thứ hai thế giới sau Liên minh châu Âu (EU), với gần 57% giá trị thương mại có nguồn gốc từ khu vực này, tăng 3% trong 20 năm qua, trái ngược với sự sụt giảm được ghi nhận ở các khu vực khác.

Năm 2025 mở ra cơ hội đầu tư tích cực tại châu Á

TIN MỚI

Return to top